NGHỊ ĐỊNH số 47/2010/N Đ-CP ngày 06/5/2010 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung Điều73 của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định cáchành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắcphục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi viphạm pháp luật lao động.
2. Pháp luật lao động được quyđịnh tại Nghị định này bao gồm những quy định trong Bộ luật Lao động và các vănbản hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ luật Lao động.
3. Nghị định này không áp dụngđối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động thuộc các lĩnh vực dạy nghề, họcnghề; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; bảo hiểm xãhội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vivi phạm pháp luật lao động quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài viphạm hành chính pháp luật lao động trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinhtế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạthành chính theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chứctrong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt viphạm pháp luật lao động
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạmhành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động được áp dụng theo quy định tạiĐiều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xử phạt vi phạm hànhchính về hành vi vi phạm pháp luật lao động do người có thẩm quyền được quyđịnh tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này thực hiện.
3. Các tình tiết giảm nhẹ, tăngnặng đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động được xem xét theo quy định tạiĐiều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Việc xử phạt vi phạm hànhchính đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật lao động thựchiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Việc xử lý vi phạm hành chínhđối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm phápluật lao động phải tuân theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính.
Điều 4. Các hình thức xử phạt
1. Đối với mỗi hành vi vi phạmhành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trongcác hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền,mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khungtiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạmcó tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dướimức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiếttăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhấtcủa khung phạt tiền đã được quy định.
2. Tùy theo tính chất, mức độ viphạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bịáp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phéphành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phươngtiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạtchính, hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổchức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụngmột hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật về: lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm; thực hiện theophương án sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động; đăng ký thỏa ước laođộng tập thể; tiền lương tối thiểu; các nguyên tắc về xây dựng thang lương,bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; về nội quy lao động; về các chếđộ đối với lao động đặc thù, về lao động là người nước ngoài, bảo đảm điều kiệnhoạt động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm các chếđộ bảo hộ lao động cho người lao động; bảo đảm về an toàn lao động và vệ sinhlao động;
b) Trả lại số tiền đặt cọc vàlãi suất tiết kiệm cho người lao động;
c) Buộc khắc phục, sửa chữa đốivới các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệsinh lao động;
d) Buộc kiểm định và đăng ký cácloại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao độngvà vệ sinh lao động;
đ) Các biện pháp khác được quyđịnh tại Chương II Nghị định này.
4. Người nước ngoài vi phạm hànhchính pháp luật lao động còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được ápdụng là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung trong từngtrường hợp cụ thể.
Điều 5. Thời hiệu xử lý viphạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạmhành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động quyđịnh tại Nghị định này là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính đượcthực hiện; nếu quá các thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị địnhnày.
2. Trong thời hạn quy định tạikhoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trongcùng lĩnh vực lao động trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãnviệc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên; thời hiệu xử phạt vi phạmhành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặcthời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.
3. Đối với cá nhân bị khởi tố,truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà sauđó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hànhchính nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn bangày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã raquyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trườnghợp này, thời hiệu xử phạt là (03) ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xửphạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ viphạm.
Điều 6. Thời hạn được coi làchưa bị xử lý vi phạm hành chính
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt viphạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, nếu qua một năm, kể từngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hànhquyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNHVỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC I. VI PHẠM NHỮNG QUY ĐỊNHVỀ VIỆC LÀM, QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Điều 7. Vi phạm quy định vềviệc làm
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sauđây:
a) Không công bố danh sách ngườilao động bị thôi việc theo các quy định của pháp luật lao động;
b) Không trao đổi với Ban Chấphành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời khi cho người laođộng thôi việc;
c) Không thông báo với cơ quanlao động cấp tỉnh trước khi cho người lao động thôi việc;
d) Không thông báo trên cácphương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụnglao động ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người laođộng.
2. Phạt tiền tổ chức, cá nhân cómột trong những hành vi sau: không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mấtviệc làm cho người lao động; thu phí giới thiệu việc làm đối với người lao độngcao hơn mức quy định; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai, theo mộttrong các mức sau đây:
a) Từ 200.000 đồng đến 1.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên;
3. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp không lập quỹ dựphòng về trợ cấp mất việc làm;
b) Người có hành vi dụ dỗ, hứahẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việclàm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phéphoạt động giới thiệu việc làm 01 năm đối với tổ chức giới thiệu việc làm cóhành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả lại cho ngườilao động khoản phí môi giới việc làm đã thu của người lao động cao hơn mức quyđịnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Buộc lập quỹ dự phòng về trợcấp mất việc làm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 8. Vi phạm những quyđịnh về hợp đồng lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trongnhững hành vi sau:
a) Không giao Bản hợp đồng laođộng cho người lao động sau khi ký;
b) Không giao kết hợp đồng vớingười lao động được thuê mướn để giúp việc trong gia đình;
c) Không giao kết hợp đồng bằngvăn bản với người lao động được thuê mướn để trông coi tài sản.
2. Phạt tiền người sử dụng laođộng có một trong những hành vi vi phạm sau: không ký kết hợp đồng lao động đốivới những trường hợp người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động vớingười lao động; giao kết hợp đồng lao động không đúng loại; hợp đồng lao độngkhông có chữ ký của một trong hai bên, theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 200.000 đồng đến 1.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 5.000.000 đồng đến7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 7.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền người sử dụng laođộng có một trong những hành vi vi phạm sau: áp dụng thời gian thử việc với ngườilao động quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyênmôn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; áp dụng thời gian thử việc với người laođộng quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹthuật, nhân viên nghiệp vụ; áp dụng thời gian thử việc với người lao động quá06 ngày đối với công việc không có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹthuật từ cao đẳng trở lên hoặc chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhânkỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; vi phạm những quy định về thời gian tạm thờichuyển lao động sang làm việc khác; trả lương cho người lao động trong thờigian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác không theo mức lương củacông việc mới hoặc theo mức lương của công việc mới nhưng thấp hơn 70% mức tiềnlương cũ hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; trả lương chongười lao động trong thời gian 30 ngày làm việc khi tạm thời chuyển người laođộng làm công việc khác thấp hơn mức tiền lương của công việc trước đó; bố tríngười lao động làm các công việc khác so với thỏa thuận đã ký kết tại hợp đồnglao động mà không được sự đồng ý của họ; không trả hoặc trả không đầy đủ tiềntrợ cấp thôi việc cộng với phụ cấp lương cho người lao động làm việc thườngxuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong cácmức sau đây:
a) Từ 300.000 đồng đến 2.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động.
đ) Từ 20.000.000 đồng đến30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Bắt người lao động đặt cọctiền không tuân theo những quy định của pháp luật;
b) Người sử dụng lao động kếtiếp không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với người lao động trong trườnghợp sử dụng hết số lao động hiện có của doanh nghiệp đã bị sáp nhập, hợp nhất,chia, tách;
c) Người sử dụng lao động kếtiếp không xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định trong trường hợpkhông sử dụng hết số lao động hiện có của doanh nghiệp đã bị sáp nhập, hợpnhất, chia, tách.
5. Ngoài các hình thức xử phạttheo quy định tại Điều này, người vi phạm còn bị áp dụng một trong các biệnpháp khắc phục hậu quả sau:
a) Giao Bản hợp đồng lao độngcho người lao động theo đúng quy định của pháp luật đối với vi phạm quy địnhtại khoản 1 Điều này;
b) Tiến hành giao kết đúng loạihợp đồng theo quy định của pháp luật; trường hợp không có chữ ký của một tronghai bên thì phải bổ sung chữ ký cho phù hợp đối với vi phạm quy định tại khoản2 Điều này;
c) Trả lại số tiền đặt cọc chongười lao động cùng với số lãi suất của số tiền đặt cọc đó (lãi suất được tínhtheo mức lãi suất không kỳ hạn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm nhận tiền đặt cọc) đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
d) Buộc phải tiếp tục thực hiệnhợp đồng lao động với người lao động đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản4 Điều này;
đ) Xây dựng phương án sử dụnglao động và thực hiện phương án này sau khi được phê duyệt đối với vi phạm quyđịnh tại điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 9. Vi phạm những quyđịnh về thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi hoặc gửi chậm quá 10ngày kể từ thời điểm Thỏa ước tập thể đã được ký kết cho cơ quan quản lý nhànước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động hoặc Chủ tịch Công đoàn cơ sởcó một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối thương lượng để kýkết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu củabên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ướclao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiến hành đăng ký thỏa ướclao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quyđịnh của pháp luật đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiến hành thương lượng để kýkết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu thương lượngđối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm những quyđịnh về tiền lương, tiền thưởng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trongnhững hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các nguyêntắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định của phápluật;
b) Khấu trừ tiền lương của ngườilao động mà không thảo luận với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hànhCông đoàn lâm thời (nếu có).
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không trả lương đầy đủ, đúngthời hạn cho người lao động; trả chậm lương nhưng không đền bù;
b) Không trả lương cho người laođộng trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp;
c) Không đăng ký thang lương,bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; không công bốcông khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trongdoanh nghiệp.
3. Phạt tiền người sử dụng laođộng khi có một trong những hành vi vi phạm: khấu trừ tiền lương của người laođộng nhưng không cho người lao động biết lý do hoặc khấu trừ quá 30% tiền lươnghàng tháng của người lao động hoặc không thảo luận với Ban Chấp hành Công đoàncơ sở trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động; không trả đủ tiền lươngcho người lao động trong những trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sửdụng lao động; trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu trongtrường hợp ngừng việc không do lỗi của người lao động và ngừng việc do sự cốđiện, nước hoặc nguyên nhân bất khả kháng; không trả hoặc trả không đầy đủ tiềnlương và phụ cấp lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ côngviệc, theo một trong các mức như sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 2.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng laođộng có một trong những hành vi vi phạm: trả lương cho người lao động thấp hơnmức lương tối thiểu hoặc trả bằng mức lương tối thiểu đối với lao động chuyênmôn kỹ thuật đã qua đào tạo hoặc trả không theo năng suất, chất lượng, hiệu quảcông việc của người lao động; áp dụng xử phạt bằng hình thức cúp lương đối vớingười lao động, theo một trong các mức như sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 3.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động.
đ) Từ 20.000.000 đồng đến30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền người sử dụng laođộng từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi viphạm sau đây: không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quychế trả lương và quy chế thưởng trong doanh nghiệp.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiến hành đăng ký thanglương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thời hạn 20ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt; phải công bố công khai thanglương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp đối vớivi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tiến hành xây dựng thanglương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp theocác quy định của pháp luật đối với vi phạm khoản 5 Điều này.
c) Tiến hành trả lương và cácchế độ khác cho người lao động theo các quy định của pháp luật đối với vi phạmtại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm những quyđịnh về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền người sử dụng laođộng có một trong những hành vi vi phạm: buộc người lao động làm việc quá 8 giờtrong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần hoặc buộc làm việc quá 7 giờ trongmột ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với người lao động chưa thành niên, laođộng là người tàn tật; không giảm thời gian làm việc cho người lao động làmcông việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sử dụng lao động nữ có thaitừ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc banđêm và đi công tác xa; không chuyển làm việc nhẹ hơn hoặc không giảm bớt 1 giờlàm việc hàng ngày đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc có thaiđến tháng thứ 7; không rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc không áp dụngchế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần trong năm cuối cùng trước khinghỉ hưu của người lao động cao tuổi; không bố trí để người lao động nghỉ nửagiờ được tính vào giờ làm việc đối với người lao động làm việc 8 giờ liên tục;không bố trí để người lao động làm ca đêm nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút đượctính vào giờ làm việc; không bố trí để người lao động làm việc theo ca đượcnghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác; không bố trí để người laođộng nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) cho mỗi tuần làm việc hoặc bình quân1 tháng ít nhất là 4 ngày đối với trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động khôngthể nghỉ hàng tuần; không bố trí để người lao động nghỉ làm việc vào những ngàylễ tết theo quy định; không bố trí để người lao động có 12 tháng làm việc tạimột doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động nghỉ hàng năm hoặc nghỉ vìviệc riêng theo quy định, theo một trong các mức như sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 3.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền người sử dụng laođộng có hành vi vi phạm một trong các quy định về làm thêm giờ: vượt quá số giờlàm thêm theo quy định; buộc người lao động làm thêm giờ mà không có thỏathuận; sử dụng người lao động làm thêm không thuộc một trong các trường hợpđược pháp luật cho phép; không trả đủ tiền làm thêm giờ cho người lao động,theo một trong các mức như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến7.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 50 người lao động;
b) Từ 7.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Buộc người sử dụng lao động phải:
a) Bố trí thời gian nghỉ bù chongười lao động đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Trả lương làm thêm giờ theođúng quy định của pháp luật cho thời gian vượt quá hoặc làm việc trong thờigian được nghỉ (mà không được nghỉ bù) đối với vi phạm tại khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm những quyđịnh về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vikhông tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoànlâm thời (nếu có) khi xây dựng nội quy lao động.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không đăng ký nội quy laođộng với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
b) Xây dựng nội quy lao độngthiếu một trong những nội dung sau: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trậttự trong doanh nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc, việcbảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp, các hành vi viphạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vậtchất;
c) Không thông báo công khai,không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp;
d) Tạm đình chỉ công việc đốivới người lao động quá 15 ngày hoặc quá 3 tháng trong trường hợp đặc biệt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không xây dựng nội quy laođộng khi sử dụng từ 10 người lao động trở lên;
b) Không chứng minh được lỗi củangười lao động khi xử lý kỷ luật lao động;
c) Vi phạm quyền bào chữa củangười lao động;
d) Khi xem xét xử lý kỷ luật laođộng không có mặt người lao động, người có liên quan và Ban Chấp hành Công đoàncơ sở.
đ) Không ghi biên bản khi xemxét xử lý kỷ luật lao động.
e) Vi phạm quy định về trình tự,thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại;
g) Buộc người lao động phải bồithường vật chất trái với quy định;
h) Không giải quyết quyền lợi chongười lao động theo quy định của pháp luật khi cơ quan có thẩm quyền kết luậnlà kỷ luật sai.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi hoàn những thiệt hạicho người lao động khi vi phạm những quy định tại điểm d khoản 2, điểm h khoản3 và hoàn trả khoản tiền bồi thường vượt quá quy định tại điểm g khoản 3 Điềunày;
b) Tiến hành đăng ký nội quy tạicơ quan lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đối với vi phạm quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Tiến hành công bố công khaivà niêm yết nội quy lao động trong doanh nghiệp đối với vi phạm quy định tạiđiểm c khoản 2 Điều này;
d) Xây dựng nội quy lao độngtheo đúng quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 vàđiểm a khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm những quyđịnh về lao động đặc thù
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây:
a) Không có chỗ thay quần áo,buồng tắm và buồng vệ sinh nữ;
b) Không tham khảo ý kiến củađại diện lao động cho nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền vàlợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp;
c) Sử dụng lao động nữ có thaitừ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việcban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớtmột giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm côngviệc nặng nhọc;
d) Không cho lao động nữ nghỉ 30phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thờigian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
đ) Có hành vi phân biệt đối xửvới phụ nữ;
e) Sử dụng lao động nữ, lao độnglà người cao tuổi, người tàn tật vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặctiếp xúc với các chất độc hại không theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binhvà Xã hội và Bộ Y tế ban hành;
g) Sử dụng người lao động nữtiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôicon hoặc làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;
h) Sử dụng người lao động caotuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với cácchất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi;
i) Sử dụng lao động là người tàntật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với cácchất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tếban hành;
k) Không lập sổ theo dõi; kiểmtra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên;không xuất trình sổ theo dõi người lao động chưa thành niên khi thanh tra viênlao động yêu cầu;
l) Sử dụng lao động chưa thànhniên hoặc người tàn tật làm việc quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần;
m) Sử dụng lao động tàn tật đãbị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Sa thải hoặc đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có thai; nghỉ thaisản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
b) Sử dụng lao động chưa thànhniên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độchại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao độngchưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tếban hành;
c) Không nhận người lao động tàntật vào làm việc theo đúng tỷ lệ, không nộp tiền vào quỹ do không nhận đủ tỷ lệngười lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.
Điều 14. Vi phạm những quyđịnh về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động nướcngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động không bảo đảm một trong cácđiều kiện sau:
- Người lao động nước ngoàikhông đủ 18 tuổi trở lên;
- Người lao động nước ngoàikhông có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- Người lao động nước ngoàikhông là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia;
- Người lao động nước ngoài hànhnghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việctrong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề không có đủ điều kiện theo quy định của phápluật về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề;
- Người lao động nước ngoài cótiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; thuộc diện đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luậtViệt Nam và pháp luật nước ngoài;
- Người lao động nước ngoàikhông có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp,trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động.
b) Tuyển người lao động nướcngoài vượt quá tỷ lệ quy định;
c) Sử dụng người lao động nướcngoài làm việc tại Việt Nam không có Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của Việt Nam cấp;
d) Không làm thủ tục để gia hạnGiấy phép lao động theo quy định;
đ) Không làm thủ tục để cấp lạiGiấy phép lao động theo quy định;
e) Không có kế hoạch đào tạo laođộng Việt Nam thay thế người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối vớicông việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưađáp ứng được theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động tuyển người lao động nướcngoài vào làm việc tại doanh nghiệp mà không thông báo nhu cầu tuyển lao động;không báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tuyển dụng vàquản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Xử phạt bằng hình thức trụcxuất đối với người lao động nước ngoài khi vi phạm một trong những hành vi sau:
a) Người lao động nước ngoài làmviệc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên không có Giấy phép lao động;
b) Người lao động nước ngoài sửdụng Giấy phép lao động đã hết thời hạn;
Việc trục xuất người lao độngnước ngoài phải tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định số 97/2006/NĐ-CP củaChính phủ quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hànhchính và Nghị định số 15/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 97/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng hình thức xửphạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Người sử dụng lao động phảisử dụng lao động là người nước ngoài theo đúng tỷ lệ đối với vi phạm quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng kế hoạch đào tạongười Việt Nam thay thế lao động nước ngoài đối với hành vi quy định tại điểm đkhoản 1 Điều này.
Điều 15. Vi phạm những quyđịnh về giải quyết tranh chấp lao động và đình công
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong nhữnghành vi sau đây:
a) Tham gia đình công sau khi cóquyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có hành vi làm tổn hại máy,thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn côngcộng trong khi đình công, lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm phápluật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyềnđình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động khôngtham gia đình công đi làm việc;
c) Chấm dứt hợp đồng lao độnghoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình cônghoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đilàm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
d) Trù dập, trả thù đối vớingười lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;
đ) Chấm dứt hoạt động của doanhnghiệp để chống lại đình công.
Điều 16. Vi phạm những quyđịnh về tổ chức hoạt động công đoàn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không bảo đảm các phương tiệnlàm việc cần thiết cho công đoàn;
b) Không bố trí thời gian tronggiờ làm việc cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách hoạt động côngtác công đoàn hoặc không trả lương cho người làm công tác công đoàn khôngchuyên trách hoạt động trong thời gian đó;
c) Không cộng tác chặt chẽ vàtạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động;
d) Không cho người làm công táccông đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọingười lao động trong doanh nghiệp;
đ) Phân biệt đối xử vì lý dongười lao động thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn; dùng biện pháp kinh tếhoặc các hành vi khác để can thiệp vào tổ chức và hoạt động của công đoàn;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Sa thải, đơn phương chấm dứthợp đồng lao động đối với ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở mà không có sựthỏa thuận của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc với Chủ tịch Ban Chấp hànhCông đoàn cơ sở mà không có sự thỏa thuận của tổ chức công đoàn cấp trên trựctiếp;
b) Người có hành vi cản trở việcthành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp hoặc cản trở hoạt động của tổ chứccông đoàn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Phải bảo đảm các điều kiệnlàm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm côngtác công đoàn đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Nhận người lao động trở lạilàm việc đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 17. Vi phạm những quyđịnh khác
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sauđây:
a) Không khai báo việc sử dụnglao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấmdứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
b) Không lập sổ lao động, sổlương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định;
c) Không trả lại sổ lao động chongười lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhânphẩm của người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyđịnh của pháp luật hoặc ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của phápluật lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiến hành khai báo việc sửdụng lao động; báo cáo tình hình thay đổi nhân công; báo cáo việc chấm dứt sửdụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đối với vi phạmtại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Lập sổ lao động, sổ lương đốivới vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Trả sổ lao động cho người laođộng đối với vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
d) Bồi hoàn chi phí khám bệnh,chữa bệnh phục hồi sức khỏe cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy địnhtại khoản 2 Điều này.
MỤC II. VI PHẠM NHỮNG QUYĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 18. Vi phạm những quyđịnh về trang thiết bị về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người laođộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiềntừ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong nhữnghành vi không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích các phương tiện bảo hộ lao độngmà người sử dụng lao động đã trang bị.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ phươngtiện bảo hộ lao động cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không có các phương tiện chechắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị; không có bảng chỉ dẫn vềan toàn lao động ở những nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tốnguy hiểm, độc hại theo quy định;
b) Không trang bị đầy đủ cácphương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứngcứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn ở những nơi làm việc có yếu tố nguyhiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động;
c) Không cung cấp đầy đủ hoặccung cấp nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các trang bị, phươngtiện bảo vệ cá nhân cho người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:buộc người sử dụng lao động phải trang bị các phương tiện kỹ thuật, y tế, bảovệ cá nhân theo quy định cho người lao động khi vi phạm các quy định tại khoản2 và khoản 3 Điều này.
Điều 19. Vi phạm những quyđịnh về bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động
1. Phạt tiền người sử dụng laođộng có một trong những hành vi: không thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật chongười làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không tổ chức khám bệnh nghềnghiệp cho người lao động hoặc khám sức khỏe định kỳ không đủ số lượng laođộng; không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ sức khỏe riêngbiệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, theo một trong các mức như sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 2.000.000đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành visau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện,hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việcan toàn, những khả năng tai nạn lao động cần đề phòng;
b) Không tổ chức khám sức khỏeđịnh kỳ, chăm lo sức khỏe cho người lao động;
c) Không thực hiện các quy địnhvề các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân cho người lao động làmcông việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
d) Không đo, kiểm tra môi trườngtại nơi làm việc có yếu tố độc hại theo quy định;
đ) Không phân loại lao động theodanh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độtheo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Phải tiến hành tổ chức huấnluyện, hướng dẫn về biện pháp an toàn, những khả năng tai nạn lao động và tổchức khám sức khỏe, điều trị, lập hồ sơ sức khỏe cho người lao động khi vi phạmcác quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Phải bồi hoàn khoản bồi dưỡngbằng hiện vật cho người lao động được quy định thành tiền theo thời giá hiệnhành khi vi phạm khoản 1 Điều này.
Điều 20. Vi phạm những quyđịnh về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, tusửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệsinh lao động;
b) Vi phạm các quy phạm, tiêuchuẩn an toàn lao động trong việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, tàngtrữ, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư các chất có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Không đăng ký đối với cácloại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng, vệ sinh lao động;
d) Không bảo đảm các tiêu chuẩnvề nơi làm việc hoặc không định kỳ kiểm tra đo lường các tiêu chuẩn này.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành visau đây:
a) Không có luận chứng về cácbiện pháp bảo đảm an toàn lao động khi xây dựng mới, cải tạo cơ sở để sản xuất,sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư và cácchất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Không thực hiện kiểm định đốivới các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toànlao động, vệ sinh lao động;
c) Không thực hiện những biệnpháp khắc phục hoặc ngừng hoạt động đối với những nơi làm việc, máy, thiết bịcó nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện phápbảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩnan toàn khi vi phạm các quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2Điều này;
b) Buộc khắc phục, sửa chữa đốivới các máy, thiết bị không bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn lao động theo Danhmục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
c) Buộc phải đăng ký với cơ quancó thẩm quyền các loại máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về antoàn lao động, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điềunày.
Điều 21. Vi phạm những quyđịnh về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:
a) Không thực hiện những quyđịnh về giải quyết, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bịbệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng Giám địnhy khoa;
b) Không thanh toán các khoảnchi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạnlao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
c) Không thực hiện việc trợ cấp,bồi dưỡng cho người lao động khi họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trongcác trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động đãđược sửa đổi, bổ sung.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không điều tra,khai báo, thống kê hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp; không thống kê báo cáo định kỳ về các vụ tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:buộc hoàn trả những thiệt hại cho người lao động khi vi phạm những quy định tạiđiểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠTVI PHẠM HÀNH CHÍNH
MỤC I. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 22. Thẩm quyền xử phạtcủa Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dânquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổsung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổsung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
d) Áp dụng các biện pháp khắcphục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền xử phạtcủa Thanh tra chuyên ngành về lao động
1. Thanh tra viên lao động đangthi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phươngtiện được sử dụng về vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổsung quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạtbổ sung quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 24. Thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính của các cơ quan khác
Ngoài những chủ thể quy định tạiĐiều 22 và Điều 23 Nghị định này, những người có thẩm quyền sau đây khi pháthiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động quy định trong Nghịđịnh này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt, cụthể như sau:
1. Những người có thẩm quyền xửlý vi phạm hành chính thuộc công an nhân dân quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xửphạt vi phạm hành chính được xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vựclao động có liên quan tới an ninh, trật tự như: hành vi vi phạm quy định vềviệc làm, vi phạm quy định về hợp đồng lao động hoặc những trường hợp đối tượngvi phạm thuộc các cơ sở có sử dụng lao động do Bộ Công an quản lý.
2. Những người có thẩm quyềnthanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tạikhoản 3 Điều 191 của Bộ luật Lao động, khi tiến hành thanh tra có quyền xử phạtvi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động tương đương với thẩmquyền xử phạt của thanh tra lao động quy định tại Nghị định này.
MỤC II. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 25. Nguyên tắc xác địnhthẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động
1. Đối với hành vi vi phạm hànhchính về pháp luật lao động mà thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lýnhà nước thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện theo quy địnhcủa Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt của nhữngngười được quy định tại các Điều 22, 23 và 24 là thẩm quyền áp dụng đối với mộthành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩmquyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy địnhđối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường hợp xử phạt mộtngười thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt đượcxác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạtđược quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thìthẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạtđược quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xửphạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩmquyền xử phạt của nhiều người thuộc các cơ quan khác nhau, thì quyền xử phạtthuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Điều 26. Ủy quyền xử phạt viphạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này có thể ủyquyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủyquyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu tráchnhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng vàtrước pháp luật.
Điều 27. Thủ tục xử phạt viphạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính các hành vi vi phạm pháp luật lao động và việc thi hành quyết định xửphạt được thực hiện theo quy định tại các Điều từ 54 đến 68 Chương VI của Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và quy định tại các khoản 21, 22, 24, 25, 26và 28 của Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2008.
2. Các mẫu biên bản, quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật lao độngđược ban hành kèm theo Phụ lục của Nghị định này.
Điều 28. Công khai tình hìnhvi phạm pháp luật lao động và kết quả xử lý.
1. Cá nhân, chủ thể có thẩmquyền xử phạt trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt có tráchnhiệm công bố công khai ít nhất một lần trên phương tiện thông tin đại chúngnhư đài truyền hình trung ương hoặc địa phương, đài phát thanh trung ương hoặcđài phát thanh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, báo lao động xã hội,báo nhân dân.v.v… nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình vi phạm phápluật lao động của các doanh nghiệp khi vi phạm các quy định tại các khoản 2 và3 Điều 7; các khoản 3 và 4 Điều 8; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10; các khoản 1và 2 Điều 11; khoản 3 Điều 12; các điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1và các điểm a và b khoản 2 Điều 13; các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 15; khoản 2Điều 16; khoản 2 Điều 17; các khoản 2 và 3 Điều 18; điểm d khoản 1 Điều 20;khoản 1 Điều 21 và việc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Các phương tiện thông tin đạichúng có trách nhiệm phải công bố thông tin vi phạm của doanh nghiệp trong vòng7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việccông bố công khai vi phạm của doanh nghiệp.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2010.
Nghị định này thay thế Nghị địnhsố 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hànhchính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Điều 30. Trách nhiệm hướngdẫn và thi hành
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC
CÁCMẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chínhphủ)
Mẫu biên bản số 01
Biên bản vi phạm hành chính về 1
Mẫu Quyết định số 02
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về 1 (theo thủ tục đơn giản)
Mẫu Quyết định số 03
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền (theo thủ tục đơn giản)
Mẫu Quyết định số 04
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về 1
Mẫu Quyết định số 05
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về1
Mẫu Quyết định số 06
Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt về1
1 Ghi lĩnh vực quảnlý nhà nước

MẪUBIÊN BẢN SỐ 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /BB-VPHC
A2……, ngày … tháng …. năm ……

BIÊN BẢN
Viphạm hành chính về3
Hôm nay, hồi …………… giờ ………. ngày…….. tháng ………. năm ……… tại ……………….
Chúng tôi gồm4:
1 …………………………… Chức vụ …………………;
2 …………………………… Chức vụ …………………;
Với sự chứng kiến của 5:
1. ………………………….. nghề nghiệp/chứcvụ ……………………………………..;
Địa chỉ thường trú (tạm trú):…………………………………………………………….;
Giấy chứng minh nhân dân số:……………… ngày cấp …………… nơi cấp ……………;
2. ………………………….. nghề nghiệp/chứcvụ ……………………………………..;
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………….;
Giấy chứng minh nhân dân số:……………… ngày cấp …………… nơi cấp ……………;
Tiến hành lập biên bản vi phạmhành chính về6 …………… đối với:
Ông (bà) tổ chức 7:………………………… nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động) ……………;
Địa chỉ: ……………………………
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ……………..
Cấp ngày …………… tại …………………….
Đã có hành vi vi phạm hành chínhnhư sau8: …………………………
Các hành vi trên đã vi phạm vàoĐiều ……….. khoản …………. điểm ………….. của Nghị định số ………………… quy định về xử phạthành chính trong lĩnh vực 9 ……………………….
Người bị thiệt hại/tổ chức bịthiệt hại10
Họ và tên: ……………………….
Địa chỉ: …………………………..
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD …………………
Cấp ngày ………….. tại ………………………..
Ý kiến trình bày của người viphạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:
Ý kiến trình bày của người làmchứng:
Ý kiến trình bày của người/đạidiện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có)
Người có thẩm quyền xử phạt đãyêu cầu của ông (bà) tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạmhành chính được áp dụng gồm: …………………………….
Chúng tôi tạm giữ những tangvật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về ………………… để cấpcó thẩm quyền giải quyết.
STT
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ
Số lượng
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng11
Ghi chú12





Ngoài những tang vật, phươngtiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà) đại diện tổchức vi phạm có mặt tại 13 ………. lúc … giờ … ngày … tháng … năm …. đểgiải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành ……… bảncó nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổchức vi phạm một bản và …………….. 14
Sau khi đọc lại biên bản, nhữngngười có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng kývào biên bản hoặc có ý kiến khác nhau như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)15:
Biên bản này gồm ……… trang, đượcnhững người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN BÊN TỔ CHỨC
BỊ THIỆT HẠI)
(ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ)
(ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, đại diện tổchức vi phạm không ký biên bản16:……………………………….
Lý do người bị thiệt hại, đạidiện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản17: ………………………..

1 Nếu biên bản do Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh … xã … mà không cần ghi cơquan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quảnlý Nhà nước;
4 Ghi rõ họ tên, chứcvụ người lập biên bản.
5 Họ và tên người làmchứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
6 Ghi lĩnh vực quảnlý Nhà nước như chú thích số 3.
7 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Ghi cụ thể giờ,ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm.
9 Ghi lĩnh vực quảnlý nhà nước theo chú thích số 3.
10 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại
11 Nếu là phương tiệnghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi sêri của từng tờ.
12 Ghi rõ tang vật,phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phongphải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sựchứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyềnkhông, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) ….
13 Ghi rõ địa chỉ trụsở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
14 Ghi cụ thể nhữngngười, tổ chức được giao biên bản.
15 Những người kháccó ý kiến về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiếnkhác, ký và ghi rõ họ tên.
16 Người lập biên bảnphải ghi lý do những người này từ chối không ký biên bản.
17 Người lập biên bảnphải ghi lý do những người này từ chối không ký biên bản.

MẪUQUYẾT ĐỊNH SỐ 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /QĐ-XPHC
A2……, ngày … tháng …. năm ……

QUYẾT ĐỊNH
Xửphạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt cảnh cáo về3
(Theothủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 4 ………….;
Xét hành vi vi phạm hành chínhdo ……………. thực hiện;
Tôi …………………… 5 Chứcvụ ………………………………
Đơn vị: …………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt cảnh cáođối với:
Ông (bà), tổ chức 6
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạtđộng): ……………………………
Địa chỉ: ………………………;
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: …………….
Cấp ngày ……………. tại …………………;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hànhchính7: ……………………………………
- Quy định tại điểm ….. khoản……. Điều ……. của Nghị định số ………. ngày …… tháng ……. năm ………. quy định xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực 8 …………………
- Những tình tiết liên quan đếnviệc giải quyết vụ vi phạm.
Điều 2. Quyết định này cóhiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức 9…………………… để chấp hành;
2. ……………………………..
Quyết định này gồm ………… trang,được đóng dấu giáp lai giữa các trang.


NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xửphạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà khôngcần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quảnlý Nhà nước;
4 Ghi cụ thể điều,khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý Nhà nước.
5 Họ tên người raQuyết định xử phạt.
6 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
7 Nếu có nhiều hànhvi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
8 Ghi cụ thể từngđiều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
9 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

MẪUQUYẾT ĐỊNH SỐ 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /QĐ-XPHC
A2……, ngày … tháng …. năm ……

QUYẾT ĐỊNH
Xửphạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền
(Theothủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 3 ………….;
Xét hành vi vi phạm hành chínhdo4 ……………. thực hiện;
Tôi …………………… 5; Chứcvụ ………………………………
Đơn vị:……………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạmhành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
Ông (bà), tổ chức 6:……………………………
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạtđộng): ……………………………
Địa chỉ: ………………………;
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: …………….
Cấp ngày ……………. tại …………………;
Bằng hình thức phạt tiền với mứcphạt là: …………………………… đồng
(Ghi bằng chữ …………………………….)
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hànhchính7: ……………………………………
Hành vi của ông (bà) tổ chức……….. đã vi phạm quy định tại điểm ………….. khoản ………. Điều ………….. của Nghị địnhsố …….. ngày … tháng … năm … quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực…………………8
Những tình tiết liên quan đếnviệc giải quyết vụ vi phạm:
Điều 2. Ông (bà) tổ chức…………. phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày,kể từ ngày được giao quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm … trừ trường hợp………….. 9 Quá thời hạn này, nếu ông (bà) tổ chức …………. cố tình khôngchấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiềnphạt hoặc tại điểm thu phạt số …..... của Kho bạc Nhà nước ………….. 10trong vòng mười ngày kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà), tổ chức …………. có quyềnkhiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này cóhiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà) tổ chức …………………… đểchấp hành;
2. Kho bạc …………… để thu tiềnphạt;
3. ……………………………..
Quyết định này gồm …… trang,được đóng dấu giáp lai giữa các trang.


NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xửphạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh … xã … mà khôngcần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi cụ thể điều,khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý Nhà nước;
4 Ghi họ tênngười/đại diện tổ chức vi phạm.
5 Họ tên người raQuyết định xử phạt.
6 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
7 Nếu có nhiều hànhvi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
8 Ghi cụ thể từng điều,khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
9 Ghi rõ lý do.
10 Ghi rõ tên, địachỉ Kho bạc Nhà nước.

MẪUQUYẾT ĐỊNH SỐ 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /QĐ-XPHC
A2……, ngày … tháng …. năm ……

QUYẾT ĐỊNH
Xửphạt vi phạm hành chính về3
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 4 ………….;
Căn cứ Biên bản vi phạm hànhchính do 5 ………. lập hồi … giờ ……… ngày … tháng … năm … tại ………….;
Tôi …………………… 6; Chứcvụ: ………………………………
Đơn vị: …………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt hànhchính đối với:
Ông (bà) tổ chức 7:……………………………
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạtđộng): ……………………………
Địa chỉ: ………………………;
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD …………….;
Cấp ngày ……………. tại …………………;
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt hành chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạtlà: ……………. đồng (viết bằng chữ):
2. Hình thức phạt bổ sung (nếucó)
+ Tước quyền sử dụng giấy phép,chứng chỉ hành nghề: …………..;
+ Tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để vi phạm hành chính gồm: ………………
3. Các biện pháp khắc phục hậuquả: …………………
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hànhchính8: ……………………………………
Quy định tại điểm …….. khoản ….Điều …….. của Nghị định số …….. ngày … tháng … năm … quy định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực9 …………………
Những tình tiết liên quan đếngiải quyết vụ vi phạm.......
Điều 2. Ông (bà) tổ chức…………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày,kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm … trừ trường hợpđược hoãn chấp hành hoặc  ………….. 10
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)tổ chức cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1phải nộp vào tài khoản số ………… của Kho bạc Nhà nước …………….. 11 trongvòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà) tổ chức …………. có quyềnkhiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này cóhiệu lực kể từ ngày … tháng ….. năm ……………. 12
Trong thời hạn ba ngày, Quyếtđịnh này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức …………………… đểchấp hành;
2. Kho bạc …………… để thu tiền;
3. ……………………………..
Quyết định này gồm ………… trang,được đóng dấu giáp lai giữa các trang.


NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định xửphạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh ….., xã … màkhông cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quảnlý nhà nước.
4 Ghi cụ thể điều,khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý Nhà nước;
5 Ghi họ tên, chức vụngười lập biên bản.
6 Họ tên người raQuyết định xử phạt.
7 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu có nhiều hànhvi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.  
9 Ghi cụ thể từngđiều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
10 Ghi rõ lý do.
11 Ghi rõ tên, địachỉ Kho bạc.
12 Ngày ký Quyết địnhhoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt Quyết định.

MẪUQUYẾT ĐỊNH SỐ 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /QĐ-CC
A2……, ngày … tháng …. năm ……

QUYẾT ĐỊNH
Cưỡngchế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về3
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử phạtvi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính về ……….. số … ngày … tháng … năm ………..của ……………;
Tôi …………………… 4; Chứcvụ: ………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện phápcưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………. ngày ………..tháng …………. năm ………….. của ………….. về ………………..
Đối với ………………….;
Ông (bà), tổ chức 5……………………………
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạtđộng): ………………………..;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ………………;
Cấp ngày …………… tại ……………………
* Biện pháp cưỡng chế:6
Điều 2. Ông (bà) tổ chức:……….. phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí vềviệc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này cóhiệu lực kể từ ngày ………………..
Quyết định có ………….. trang, đượcđóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho ông(bà) tổ chức ……………. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. …………… để …………. 7
2. …………… để …………. 8


NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết địnhcưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh … xã màkhông cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quảnlý nhà nước.
4 Ghi họ tên, chức vụngười ra Quyết định cưỡng chế.
5 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Ghi cụ thể biệnpháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
7 Nếu biện pháp cưỡngchế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tạingân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việchoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
8 Nếu biện pháp cưỡngchế là kê biên tài sản hoặc có biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thutang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lạitình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháogỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ ViệtNam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gâyhại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thìQuyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việccưỡng chế để phối hợp thực hiện. 

MẪUQUYẾT ĐỊNH SỐ 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số:     /QĐ-KPHQ
A2……, ngày … tháng …. năm ……

QUYẾT ĐỊNH
Ápdụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trườnghợp không áp dụng xử phạt về3
Căn cứ Điều …..4 Pháplệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ……….. Nghị định quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực5 ………….;
Vì ………. 6 nên khôngáp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
Để khắc phục triệt để hậu quả dovi phạm hành chính gây ra.
Tôi …………… 7; Chức vụ:………………………………
Đơn vị: …………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện phápkhắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với ông (bà) tổ chức 8………………….;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạtđộng): ………………………..;
Địa chỉ: ………………..;
Giấy chứng minh nhân dânsố/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD………………;
Cấp ngày …………… tại ……………………
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hànhchính:9 ………………….
Quy định tại điểm ……….. khoản………….. Điều …………… của ………….. 10
Lý do không xử phạt vi phạm hànhchính: ……………..
Hậu quả cần khắc phục là:
Biện pháp để khắc phục hậu quảlà:
Điều 2. Ông (bà) tổ chức:……….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày được giao Quyết định là ngày … tháng … năm ……….. trường hợp ……….. 11. Quá thời hạn này, nếu ông (bà) tổ chức ……….. cố tình không chấp hànhthì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà) tổ chức …………….. cóquyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật
Điều 3. Quyết định này cóhiệu lực kể từ ngày … tháng … năm ………….12
Quyết định này gồm ……. trang,được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyếtđịnh này được gửi cho:
1. Ông (bà) tổ chức: ……………. đểchấp hành;
2. ……………;
3. ……………;


NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Nếu Quyết định khắcphục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương … huyện, thành phố thuộc tỉnh … xã …mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hànhchính cấp tỉnh.
3 Ghi lĩnh vực quảnlý nhà nước.
4 Nếu Quyết định khắcphục hậu quả trong trường hợp hết thời hạn thì ghi căn cứ vào Điều 10, nếutrong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm thì ghi căn cứ vàoĐiều 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
5 Ghi cụ thể Điều,khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảnlý nhà nước.
6 Ghi rõ lý do khôngxử phạt.
7 Họ tên người raQuyết định xử phạt.
8 Nếu là tổ chức ghihọ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
9 Nếu có nhiều hànhvi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
10 Ghi cụ thể từngĐiều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
11 Ghi rõ lý do.
12 Ngày ký Quyết địnhhoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.