CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 58/2010/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNHCHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết cácĐiều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 3 Điều 23, Điều 25, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều27, khoản 2 Điều 45, Điều 46, khoản 2 Điều 48, khoản 3 Điều 51, Điều 52 và hướngdẫn thi hành một số nội dung của Luật Dân quân tự vệ về đăng ký quản lý dânquân tự vệ, quy mô tổ chức của dân quân tự vệ, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường,thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ởcơ sở, vũ khí trang bị của lực lượng dân quân tự vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tậphuấn cán bộ, huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt, hoạt động của dân quân tự vệnòng cốt và nội dung quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công dân Việt Nam không phân biệtdân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, nghề nghiệp; cơ quan của nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế(sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) phải tuân thủ các quy định của Luật Dânquân tự vệ và các quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trúvà hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên có quy định khác với Luật Dân quân tự vệ và Nghị định này thì áp dụng quyđịnh của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Đăng ký công dân trong độtuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
1. Công dân trong độ tuổi quy định tạiĐiều 9 của Luật Dân quân tự vệ có trách nhiệm đăng ký tại cấp xã hoặc tại cơquan, tổ chức.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu và đăng kýbổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;tổng hợp, phân loại số lượng, chất lượng công dân đủ điều kiện tuyển chọn vàodân quân tự vệ.
3. Trách nhiệm đăng ký, quản lý:
a) Tháng 4 hàng năm, Ban Chỉ huy quânsự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, người chỉ huy đơn vịtự vệ nơi không có Ban Chỉ huy quân sự thực hiện việc đăng ký, quản lý công dântrong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổng hợp kết quả đăngký, quản lý, tuyển chọn công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dânquân tự vệ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổchức và Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là cấp huyện);
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; BộChỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấptỉnh), tổng hợp kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩavụ tham gia dân quân tự vệ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan quân sựcấp trên trực tiếp;
c) Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủđô Hà Nội tổng hợp kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiệnnghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ báo cáo Bộ Tổng tham mưu.
Điều 4. Cấp Giấy chứng nhận dân quântự vệ nòng cốt
1. Công dân được tuyển chọn vào dânquân tự vệ nòng cốt được cấp Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòng cốt.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định cấp Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòngcốt.
Điều 5. Căn cứ xác định dân quântự vệ nòng cốt
1. Công dân đủ tiêu chuẩn quy định tạikhoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ; có đơn tình nguyện tham gia dân quân tự vệ.
2. Đơn vị dân quân tự vệ ở địa phương,cơ quan, tổ chức sắp xếp việc tổ chức, biên chế.
Điều 6. Xã trọng điểm quốc phòng– an ninh
1. Xã trọng điểm về quốc phòng – anninh là xã biên giới; xã đảo; xã ven biển, xã nội địa có vị trí quan trọng về chínhtrị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh hoặc xã có tình hình anninh, chính trị thường xuyên diễn biến phức tạp.
2. Việc xác định xã trọng điểm về quốcphòng – an ninh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị; Tư lệnh quân khuxem xét, quyết định theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cótrách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Tổng Tham mưutrưởng xem xét, quyết định.
3. Hàng năm, các địa phương rà soát,đề nghị điều chỉnh, bổ sung xã trọng điểm về quốc phòng – an ninh.
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nướcvề dân quân tự vệ
1. Chỉ đạo chiến lược việc xây dựngvà thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với dân quân tự vệ.
2. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫnthi hành Luật Dân quân tự vệ; thực hiện các chế độ, chính sách bảo đảm cho việctổ chức, huấn luyện và hoạt động của dân quân tự vệ.
3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục vàhướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật quy định về dân quân tự vệ.
4. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiệnviệc xây dựng lực lượng, đào tạo, huấn luyện, hoạt động; quản lý, nghiên cứukhoa học nghệ thuật quân sự, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và lịch sử về dânquân tự vệ.
5. Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốctế về dân quân tự vệ.
6. Sơ kết, tổng kết và thực hiện côngtác thi đua, khen thưởng về dân quân tự vệ.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếunại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân quân tự vệ.
Chương 2.
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ VŨ KHÍ, TRANG BỊ CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 8. Số lượng dân quân tự vệ
1. Căn cứ vào dân số, địa bàn, bố trídân cư, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, tình hình an ninh chính trị, kinhtế, văn hóa, xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức để xây dựng số lượngdân quân tự vệ hợp lý, nâng cao chất lượng tổng hợp.
2. Số lượng dân quân tự vệ cấp xã, cấphuyện, cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 9. Tổ chức dân quân tự vệ cấphuyện
1. Cấp huyện tổ chức trung đội hoặcđại đội dân quân tự vệ cơ động, thường bố trí gọn ở địa bàn gần trung tâm cấp huyệnđể tiện huy động.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốcphòng, quân sự cấp huyện có thể tổ chức trung đội dân quân tự vệ phòng không, pháobinh, trung đội dân quân tự vệ luân phiên thường trực.
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trựctiếp tổ chức, bảo đảm huấn luyện, chỉ huy hoạt động đối với các đơn vị dân quântự vệ được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; Ban Chỉ huy quân sự cấp xã,Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở giúp Ban Chỉ huy quân sự cấp huyệnquản lý thường xuyên lực lượng này.
Điều 10. Tổ chức dân quân tự vệ cấptỉnh
Cấp tỉnh tổ chức các đại đội phòng không,pháo binh khi có yêu cầu nhiệm vụ; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trực tiếp tổchức, bảo đảm huấn luyện, chỉ huy hoạt động; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, BanChỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở giúp BộChỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý thường xuyên lực lượng này.
Điều 11. Tổ chức dân quân tự vệ biển
1. Xã ven biển, xã đảo, xã có tàu, thuyền,phương tiện hoạt động trên biển tổ chức từ tiểu đội đến trung đội dân quân biển.
2. Cơ quan, tổ chức có tàu, thuyền,phương tiện hoạt động trên biển tổ chức từ tiểu đội, trung đội, hải đội đến hảiđoàn tự vệ biển.
3. Hợp tác xã có tàu, thuyền, phươngtiện hoạt động trên biển tổ chức từ tiểu đội đến trung đội tự vệ biển.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhviệc tổ chức biên chế, vũ khí, trang bị, quản lý, huấn luyện của lực lượng dân quântự vệ biển.
Điều 12. Điều kiện tổ chức lực lượngtự vệ trong doanh nghiệp
1. Tổ chức lực lượng tự vệ trong doanhnghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sựquản lý của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện và sự chỉ huy trực tiếp của cơ quanquân sự địa phương các cấp;
b) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất,kinh doanh từ 12 tháng trở lên; có quy mô từ 50 lao động trở lên, người lao độngcó hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ thamgia dân quân tự vệ.
2. Trường hợp chia tách, hợp nhất, sápnhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó đã có đơn vị tự vệ thìđược giữ nguyên hoặc củng cố, kiện toàn hoặc xây dựng mới thì không cần đủ 12tháng hoạt động sản xuất, kinh doanh; nếu chưa có đơn vị tự vệ thì thực hiện theokhoản 1 Điều này.
3. Đối với các doanh nghiệp có quy môtổ chức lao động nhỏ hơn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do tính chất sảnxuất, kinh doanh gắn với nhiệm vụ bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thì đượctổ chức tự vệ.
Điều 13. Trình tự tổ chức tự vệ trongdoanh nghiệp
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng,an ninh và kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của địa phương, cơ quanquân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện cùng với chủ doanh nghiệp hoặc người đạidiện hợp pháp của chủ doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức khảo sát, nắm tình hìnhvề tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chủ doanh nghiệphoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp phải báo cáo danh sách ngườilao động trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ và có trách nhiệm phốihợp với cơ quan quân sự cấp huyện, cấp tỉnh xây dựng tự vệ trong doanh nghiệp.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh xây dựngkế hoạch hoặc đề án tổ chức lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp trên địa bàncấp tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hướngdẫn doanh nghiệp tổ chức lực lượng tự vệ theo kế hoạch hoặc đề án tổ chức lựclượng tự vệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diệnhợp pháp của chủ doanh nghiệp phối hợp với cơ quan quân sự địa phương tổ chứcthành lập đơn vị tự vệ.
Điều 14. Tổ chức cho người lao độngthực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương
1. Người lao động trong độ tuổi thựchiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã có hợp đồng lao động từ 6 tháng trởlên trong doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mà chưa tổ chức tự vệ thì đượcxem xét, tuyển chọn vào lực lượng dân quân cấp xã nơi doanh nghiệp hoạt động.
2. Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diệnhợp pháp của chủ doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp danh sách người lao độngtrong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của doanh nghiệp cho Ủy ban nhândân cấp xã nơi doanh nghiệp hoạt động và phối hợp xét tuyển vào lực lượng dânquân và tổ chức, bảo đảm chế độ cho người lao động tham gia dân quân sinh hoạt,huấn luyện, hoạt động theo kế hoạch của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
Điều 15. Số lượng, tiêu chuẩn vàtuyển chọn Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
1. Cấp xã được bố trí 01 Chỉ huy phóBan Chỉ huy quân sự xã; xã trọng điểm về quốc phòng – an ninh, xã loại 1, xãloại 2 được bố trí không quá 02 Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã. Căn cứ yêucầu, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xemxét bố trí cán bộ đảm nhiệm Chỉ huy quân sự trong số lượng tăng thêm được quyđịnh tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã (sau đây gọi tắt là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
2. Công dân Việt Nam đã thực hiện nghĩavụ tham gia dân quân tự vệ hoặc công tác ở địa phương từ 2 năm trở lên hoặchoàn thành nghĩa vụ quân sự có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, tuyểnchọn Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:
a) Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đứctốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Là đảng viên hoặc có đủ điều kiệnphát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
c) Đủ sức khỏe, có khả năng thực hiệnchức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và có đơn tìnhnguyện;
d) Tốt nghiệp trung học phổ thông vàtương đương trở lên; đối với vùng biên giới, xã đảo, miền núi, vùng sâu, vùngxa không có đủ đối tượng tuyển chọn trình độ học vấn theo quy định ở điểm này thìtrình độ học vấn có thể thấp hơn nhưng phải học xong chương trình trung học cơsở trở lên.
Điều 16. Mối quan hệ của Ban Chỉhuy quân sự cấp xã
1. Đối với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhândân cấp xã: chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điềuhành trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác quốc phòng, quân sự, giáodục quốc phòng – an ninh, đăng ký, quản lý nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ,công tác tuyển quân, phòng thủ dân sự, tổ chức xây dựng, huấn luyện và hoạtđộng của lực lượng dân quân thuộc quyền (sau đây gọi chung là công tác quốcphòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân).
2. Đối với cơ quan quân sự cấp trên:chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và chấp hành mệnh lệnh của Chỉhuy cơ quan quân sự cấp trên về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và côngtác dân quân.
3. Đối với các Ban, ngành, đoàn thể:
a) Chủ trì phối hợp, hiệp đồng với cácBan, ngành, đoàn thể cùng cấp làm tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quốcphòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân thuộc quyền;
b) Cùng với Công an cấp xã tham mưuvà tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với các đơn vị không thuộc quyềncủa cấp xã có trụ sở đặt tại địa bàn: phối hợp, hiệp đồng thực hiện công tácquốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân theo kế hoạch đã được Ban Chỉhuy quân sự cấp huyện phê chuẩn.
5. Đối với các lực lượng thuộc quyền:trực tiếp chỉ đạo, quản lý, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, phòng thủdân sự và công tác dân quân.
Điều 17. Điều kiện thành lập BanChỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Có tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam.
2. Bảo đảm sự quản lý nhà nước về dânquân tự vệ.
3. Có tổ chức tự vệ, lực lượng dự bịđộng viên, có nguồn sẵn sàng nhập ngũ và thực hiện công tác tuyển quân theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 18. Mối quan hệ; số lượng Chỉhuy phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở
1. Đối với cấp ủy Đảng, người đứng đầucơ quan, tổ chức: chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điềuhành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về công tác quốc phòng, quân sự, giáodục quốc phòng – an ninh, đăng ký, quản lý nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ,công tác tuyển quân, phòng thủ dân sự phần liên quan đến quốc phòng, tổ chứcxây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng tự vệ thuộc quyền (sau đây gọichung là công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ).
2. Đối với cơ quan quân sự cấp huyện,cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cơquan quân sự cấp huyện, cấp tỉnh về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự vàcông tác tự vệ.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngànhtrung ương thuộc lĩnh vực quản lý: chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của một số nộidung công tác quốc gia, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ và các kế hoạch, quyhoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh,kế hoạch động viên quốc phòng.
4. Đối với các cơ quan, đơn vị trongcơ quan, tổ chức: phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
5. Đối với Ban Chỉ huy quân sự và đơnvị tự vệ thuộc quyền: trực tiếp quản lý, chỉ huy các đơn vị tự vệ, quân nhân dựbị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và côngtác tự vệ.
6. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chứcở cơ sở bố trí 01 Chỉ huy phó, căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ quản lý, yêu cầunhiệm vụ quốc phòng, phòng thủ dân sự, công tác tự vệ của cơ quan, tổ chức đượcbố trí 02 đến 03 Chỉ huy phó.
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơchế phối hợp; số lượng Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương
1. Ban Chỉ huy quân sự Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở trung ương, Văn phòng Quốc hội, Vănphòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa ánnhân dân tối cao, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoànkinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập(sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương) có nhiệm vụ,quyền hạn sau:
a) Tham mưu cho Ban cán sự Đảng, Đảngđoàn, cấp ủy Đảng, người đứng đầu Bộ, ngành trung ương lãnh đạo, chỉ đạo về côngtác giáo dục quốc phòng toàn dân cho cán bộ, công chức, viên chức và người laođộng trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ ngành quản lý; phối hợp với Bộ Quốc phòng,Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan khác tổ chức bồi dưỡng kiếnthức quốc phòng – an ninh, giáo dục quốc phòng – an ninh cho các đối tượng cánbộ, công chức, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu cho Ban cán sự Đảng, Đảngđoàn, cấp ủy Đảng, người đứng đầu Bộ, ngành trung ương về kết hợp chặt chẽ giữaphát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh, thẩm định cáckế hoạch, quy hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến quốc phòng,an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự và cácnhiệm vụ động viên quốc phòng ở Bộ, ngành theo chỉ tiêu nhà nước giao;
c) Tham mưu cho Ban cán sự Đảng, Đảngđoàn, cấp ủy Đảng, người đứng đầu Bộ, ngành trung ương phối hợp với Bộ Quốcphòng, các Bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng nền quốc phòng toàndân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơquan đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, tham gia xây dựng cấp tỉnh thành khu vựcphòng thủ vững chắc; phối hợp và chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ thuộc lĩnhvực Bộ, ngành quản lý;
d) Chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộcBộ, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổchức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ; xây dựng và huy động lực lượngdự bị động viên; tuyển quân; tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương;phối hợp với cơ quan quân sự địa phương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chứcđăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị của các đơn vị tự vệthuộc quyền;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với quân khu,Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh tổ chức hội thi, hội thao, diễn tập cho lực lượngtự vệ thuộc Bộ, ngành mình theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng;
e) Thực hiện công tác chính trị, côngtác thi đua, khen thưởng về công tác nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, giáo dụcquốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ;
g) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộcquyền phối hợp với cơ quan quân sự địa phương xây dựng kế hoạch bảo đảm hậucần, kỹ thuật tại chỗ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của Bộ,ngành;
h) Giúp người đứng đầu Bộ, ngành trungương phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng tổ chức kiểm tra,thanh tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quốc phòng, quân sự,giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ.
2. Cơ chế phối hợp hoạt động:
a) Đối với Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn,cấp ủy Đảng, người đứng đầu Bộ, ngành trung ương: chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo củaBan cán sự Đảng, Đảng đoàn, cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của người đứngđầu Bộ, ngành trung ương về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công táctự vệ;
b) Đối với Bộ Quốc phòng: chịu sự chỉđạo về công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủdân sự và công tác tự vệ; công tác chính trị, công tác thi đua, khen thưởng vềcác mặt công tác quy định tại điểm này;
c) Đối với Bộ Tư lệnh các quân khu,Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh các quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ độiBiên phòng, cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện: chủ trì hoặc phối hợp chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền về thực hiện công tác quốc phòng,phòng thủ dân sự và công tác tự vệ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền;
d) Đối với các cơ quan, đơn vị thuộcBộ, ngành mình: chủ trì, phối hợp tham mưu và trực tiếp chỉ đạo, quản lý, thựchiện công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác tự vệ;
đ) Đối với Cơ quan thường trực của BộQuốc phòng về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và các địa phương: chịu trách nhiệm báo cáo kết quả công tác quốc phòng,phòng thủ dân sự và công tác tự vệ; phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanhtra, giao ban, sơ kết, tổng kết, công tác thi đua, khen thưởng theo quy địnhcủa Bộ Quốc phòng.
3. Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trungương bố trí 01 Chỉ huy phó, căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ quản lý, yêu cầunhiệm vụ quốc phòng, phòng thủ dân sự, công tác tự vệ của từng Bộ, ngành đượcbố trí 02 đến 03 Chỉ huy phó.
Điều 20. Chức trách, nhiệm vụ, mốiquan hệ và quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự
1. Hoạt động của Ban Chỉ huy quân sựcấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ,ngành trung ương tuân thủ theo Luật Dân quân tự vệ, Nghị định số 119/2004/NĐ-CPngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhchức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ của Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Chính trị viên,Chính trị viên phó và quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉhuy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương.
Điều 21. Sao mũ, phù hiệu, trangphục của dân quân tự vệ nòng cốt
1. Tiêu chuẩn, niên hạn sử dụng:
a) Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉhuy quân sự cấp xã, Trung đội trưởng trung đội dân quân cơ động cấp xã được cấpphát năm đầu 01 bộ quần, áo thu đông và 01 bộ quần, áo xuân hè, 01 caravat, cứmỗi năm tiếp theo được cấp 01 bộ quần, áo thu đông hoặc xuân hè; mỗi năm đượccấp 01 đôi giầy da đen thấp cổ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi bít tất; 02 năm đượccấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm; 03năm được cấp 01 bộ quần áo đi mưa, 01 caravat;
b) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉhuy phó, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉhuy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chính trị viên, Chính trị viên phó BanChỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng, Chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ từ Trungđội trưởng trở lên trừ Trung đội trưởng trung đội dân quân cơ động cấp xã quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều này được cấp phát năm đầu 01 bộ quần, áo thu đôngvà 01 bộ quần, áo xuân hè, 01 caravat, 01 đôi giầy da đen thấp cổ, 01 đôi giầyvải, 02 đôi bít tất; cứ 02 năm tiếp theo được cấp 01 bộ quần, áo thu đông hoặcxuân hè, 01 đôi giầy da đen thấp cổ, 03 năm được cấp 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01dây lưng nhỏ, 01 bộ quần, áo đi mưa, 01 caravat, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm;
c) Tiểu đội trưởng và tương đương, chiếnsỹ dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển được cấp phát năm đầu 02 bộquần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi bít tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 saomũ cứng, 01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; cứ mỗi năm tiếp theo đượccấp 01 bộ quần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01 đôi bít tất; 02 năm được cấp 01mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm; 03 năm đượccấp 01 áo đi mưa;
d) Tiểu đội trưởng và chiến sỹ dân quântự vệ thường trực được cấp phát năm đầu 02 bộ quần, áo chiến sỹ, 02 đôi giầyvải, 02 đôi bít tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm, 01áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; mỗi năm tiếp theo cứ 6 tháng được cấp 01 bộ quần,áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01 đôi bít tất; cứ 02 năm tiếp theo được cấp 01mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ, 01 áo đi mưa, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũmềm;
đ) Tiểu đội trưởng và tương đương, chiếnsỹ dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh,trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế được cấp phát năm đầu 02 bộ quần, áochiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 02 đôi bít tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 sao mũ cứng,01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa, 01 dây lưng nhỏ; cứ 02 năm tiếp theo được cấp 01bộ quần, áo chiến sỹ, 01 đôi giầy vải, 01 đôi bít tất; 03 năm được cấp 01 mũcứng, 01 mũ mềm, 01 dây lưng nhỏ, 01 sao mũ cứng, 01 sao mũ mềm, 01 áo đi mưa;
e) Chăn, màn, áo ấm thời hạn sử dụng4 năm, riêng chiếu thời hạn sử dụng 18 tháng.
2. Kiểu dáng, màu sắc, chất lượng, quảnlý và sử dụng trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ nòng cốt có phụlục kèm theo Nghị định này. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thay đổi kiểudáng, màu sắc, chất lượng trang phục của dân quân tự vệ nòng cốt.
Điều 22. Giấy chứng nhận của dânquân tự vệ nòng cốt
1. Giấy chứng nhận của dân quân tự vệnòng cốt gồm:
a) Giấy chứng nhận dân quân tự vệ nòngcốt;
b) Giấy chứng nhận hoàn thành nghĩavụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;
c) Giấy phép sử dụng vũ khí.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhmẫu, quản lý, sử dụng các loại giấy chứng nhận của dân quân tự vệ.
Điều 23. Trụ sở hoặc phòng làm việcvà trang thiết bị chuyên ngành quân sự của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
1. Cấp xã nơi có điều kiện xây dựngtrụ sở làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự, bảo đảm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của lựclượng dân quân, dự bị động viên khi được huy động thực hiện các nhiệm vụ; nơichưa có điều kiện xây dựng trụ sở riêng thì bố trí phòng làm việc đủ diện tíchcho hội họp, giao ban, luân phiên trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dânquân và bố trí bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, tủ sắt đựng súng, công cụ hỗ trợ,vật chất huấn luyện, trang phục dùng chung, máy điện thoại và một số vật chấtkhác.
2. Danh mục trang thiết bị chuyên ngànhquân sự ở trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã do Bộ trưởngBộ Quốc phòng quy định.
Điều 24. Con dấu của Ban Chỉ huyquân sự
1. Con dấu của Ban Chỉ huy quân sự cấpxã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngànhtrung ương được sử dụng vào các nhiệm vụ có liên quan đến công tác quốc phòng,quân sự, giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự và công tác dân quântự vệ; con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối vớicác văn bản của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chứcở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương. Con dấu phải được quản lýtheo quy định của pháp luật.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp vớiBộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, việc khắc dấu, quản lý, sử dụng con dấu của BanChỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉhuy quân sự Bộ, ngành trung ương.
Điều 25. Vũ khí, trang bị của lựclượng dân quân tự vệ
1. Nguồn vũ khí của dân quân tự vệ gồm:vũ khí quân dụng do Bộ Quốc phòng trang bị; vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ dođịa phương sản xuất, mua sắm.
2. Vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợcủa lực lượng dân quân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đều phải được đăng ký, quản lýchặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy địnhđối tượng được trang bị, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Chương 3.
MỤC TIÊU, YÊU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CÁN BỘ VÀHUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
Điều 26. Mục tiêu, yêu cầu, hìnhthức, cơ sở đào tạo
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quânsự cấp xã đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sựcơ sở; có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực trình độ chuyên môn tươngđương sỹ quan dự bị cấp phân đội trở lên; trình độ lý luận chính trị, quản lýnhà nước từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chứctrách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, góp phần nângcao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015, có 100% Chỉ huy trưởng,Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo trung cấp chuyên nghiệpngành quân sự cơ sở trong đó có 35% đến 50% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉhuy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;
- Đến năm 2020, có 70% đến 80% Chỉ huytrưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại họcngành quân sự cơ sở.
2. Yêu cầu:
a) Đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiệmvụ quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự, xâydựng lực lượng vũ trang ở cấp xã;
b) Bảo đảm tính khả thi;
c) Bảo đảm tính đồng bộ, tính kế thừatrong đội ngũ cán Bộ Chỉ huy quân sự cấp xã;
d) Bảo đảm từng bước chuẩn hóa, trẻhóa đội ngũ cán bộ, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Chỉ huy quânsự cấp xã, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.
3. Hình thức đào tạo:
a) Hình thức đào tạo chính quy, tậptrung;
b) Hình thức đào tạo liên thông, liênkết.
4. Cơ sở đào tạo:
a) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngànhquân sự cơ sở tại trường quân sự cấp tỉnh;
b) Đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơsở tại trường quân sự các quân khu, trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
c) Đào tạo đại học ngành quân sự cơsở tại các trường sỹ quan, học viện thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kếhoạch, Đề án đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đạihọc năm 2010 đến năm 2020.
Điều 27. Bồi dưỡng cán bộ dân quântự vệ
1. Mục tiêu:
Bồi dưỡng một số kiến thức cơ bản vềlý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảngvề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại; côngtác Đảng, công tác chính trị; nội dung, phương pháp tham mưu cho cấp ủy Đảng,chính quyền lãnh đạo, chỉ huy về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, côngtác giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự, công tác dân quân tự vệnhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ chứctrách được giao.
2. Yêu cầu:
a) Nắm vững nội dung về quan điểm, đườnglối của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh, đốingoại. Nội dung phương pháp làm tham mưu cho lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan,tổ chức về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng – an ninh,phòng thủ dân sự, công tác dân quân tự vệ, công tác động viên quốc phòng, đánhgiá đúng bản chất, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch;
b) Vận dụng kiến thức đã học gắn lýluận với thực tiễn vào thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng– an ninh, phòng thủ dân sự, công tác dân quân tự vệ, công tác động viên quốcphòng theo chức trách được phân công;
c) Trong thời gian đảm nhiệm chức vụcủa các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ ít nhấtmột lần được bồi dưỡng tại trường quân sự cấp tỉnh, trường quân sự quân khu vàcác nhà trường, học viện thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 28. Tập huấn cán bộ
1. Mục tiêu:
Thống nhất nội dung, chương trình, tổchức phương pháp thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, giáo dục quốc phòng –an ninh, phòng thủ dân sự, dân quân tự vệ; cập nhật những nội dung mới về quanđiểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệmvụ công tác quốc phòng, quân sự các cấp; nâng cao năng lực tổ chức thực hiệnnhiệm vụ theo chức trách được giao.
2. Yêu cầu:
a) Nắm chắc nội dung tập huấn, nângcao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực và khả năng làm tham mưu cho cấp ủyĐảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Nắm chắc chức trách, nhiệm vụ đượcgiao, vận dụng các kiến thức tập huấn, tổ chức thực hiện tốt công tác quốc phòng,quân sự, giáo dục quốc phòng – an ninh, phòng thủ dân sự, dân quân tự vệ;
c) Hàng năm Ban Chỉ huy quân sự cấphuyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, quân khu và Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn chocán bộ dân quân tự vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ.
Điều 29. Huấn luyện chiến sỹ dânquân tự vệ
1. Mục tiêu:
a) Huấn luyện chiến sỹ dân quân tự vệnăm thứ nhất hiểu được vị trí, nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ trong tìnhhình mới; âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch; nắm và biết sử dụng các loại vũ khí được trang bị, chiếnthuật từng người và tổ; có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Huấn luyện chiến sỹ dân quân tự vệcơ động, tại chỗ từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chiến lược“Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; hiểu đượcnhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương; kỹ thuật chiến đấu bộ binh, sửdụng vũ khí tự tạo, chiến thuật tiểu đội, trung đội dân quân tự vệ, phòng thủdân sự; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 Luật Dân quântự vệ; từ năm thứ 5 trở đi được huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; căn cứ chương trìnhkhung do Bộ Quốc phòng quy định, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quy định yêu cầunội dung cụ thể;
c) Huấn luyện chiến sỹ dân quân tự vệphòng không, pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế, dânquân tự vệ biển từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chiến lược“Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; hiểu đượcnhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương; nắm vững kỹ thuật, chiến thuật tổ,tiểu đội, khẩu đội, trung đội phòng không, pháo binh, công binh, thông tin,trinh sát, phòng hóa, y tế, phòng thủ dân sự, dân quân tự vệ biển; có khả năngthực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ; từ năm thứ 5trở đi được huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên ngành gắnvới nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phòng thủ dân sự theo yêu cầu nhiệmvụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; căn cứ chương trình khung do Bộ Quốc phòngquy định, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quy định yêu cầu nội dung cụ thể;
d) Huấn luyện dân quân thường trực nắmchắc âm mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ củacác thế lực thù địch; hiểu rõ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương; thànhthạo kỹ thuật chiến đấu bộ binh, kỹ thuật đánh gần, sử dụng thành thạo vũ khítự tạo, chiến thuật tổ, tiểu đội dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự; nắm và hiểuđược pháp luật về biên giới, biển, đảo, an ninh quốc gia; có khả năng hoàn thànhtốt nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ.
2. Yêu cầu:
a) Chiến sỹ dân quân tự vệ năm thứ nhấtnắm chắc chức trách, nhiệm vụ của dân quân tự vệ, nắm được những nội dung cơbản về kỹ thuật, sử dụng vũ khí được trang bị, thành thạo chiến thuật từng người,biết chiến thuật cấp tổ; vận dụng kiến thức được huấn luyện vào thực hiện nhiệmvụ được giao;
b) Chiến sỹ dân quân tự vệ cơ động,tại chỗ từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 nắm vững chức trách, nhiệm vụ dân quân tự vệ,sử dụng thành thạo các loại vũ khí được trang bị, chiến thuật cấp trung đội vàcác hoạt động phòng thủ dân sự; kết hợp huấn luyện với rèn luyện, nâng cao khảnăng sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, antoàn xã hội và các hoạt động khác ở địa phương, cơ sở;
c) Chiến sỹ dân quân tự vệ phòng không,pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế, dân quân tự vệbiển từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 nắm vững chức trách, nhiệm vụ, thành thạo kỹ,chiến thuật chuyên ngành, hợp luyện với các lực lượng theo các phương án sẵnsàng chiến đấu và tham gia các hoạt động khác.
Điều 30. Bảo đảm vật chất huấn luyện
1. Bộ Quốc phòng bảo đảm chương trình,giáo trình, tài liệu và mẫu các loại mô hình học cụ, vật chất huấn luyện.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, người đứngđầu cơ quan, tổ chức bảo đảm thao trường, bãi tập, vật chất cho đào tạo, bồidưỡng, tập huấn, huấn luyện dân quân tự vệ.
Chương 4.
HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNG CỐT
Điều 31. Nguyên tắc chung
1. Hoạt động của lực lượng dân quântự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhândân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ đạo, chỉ huy của quân khu, cơ quanquân sự cấp tỉnh, cấp huyện; sự chỉ huy của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉhuy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.
2. Dân quân tự vệ khi hoạt động phảithực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
3. Hoạt động của dân quân tự vệphải gắn với địa bàn hành chính, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi tráchnhiệm được giao; khi hoạt động ngoài phạm vi quy định tại khoản này, phải đượccấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 44 Luật Dân quân tự vệ.
4. Khi xử lý các vụ việc vi phạm chủquyền an ninh biên giới quốc gia; chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển,đảo Việt Nam; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và phòng chốngcháy rừng phải kiên quyết, thận trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan, tôntrọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Khi phối hợp hoạt động với các lựclượng khác phải bảo đảm sự đoàn kết, hỗ trợ giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệmvụ nhưng không ảnh hưởng đến chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng; phải giữ bímật về phương án và các biện pháp xử lý theo quy định của người chỉ huy có thẩmquyền.
Điều 32. Hoạt động giữ gìn an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội
1. Nội dung hoạt động thường xuyên củalực lượng dân quân tự vệ trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội:
a) Trao đổi, xử lý thông tin về an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội với các lực lượng có liên quan trên địa bàn;
b) Độc lập hoặc phối hợp với các lựclượng trên địa bàn thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ các mục tiêu được phâncông;
c) Tham gia phòng, chống tội phạm, bàitrừ tệ nạn xã hội; vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninhTổ quốc và tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông;
d) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và côngcụ hỗ trợ;
đ) Huấn luyện, diễn tập theo các phươngán giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Nội dung hoạt động của lực lượngdân quân tự vệ trong các tình huống cụ thể:
a) Khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiệncó hành vi vi phạm pháp luật: phối hợp với các lực lượng để thực hiện công táctuyên truyền, vận động nhân dân; phối hợp với lực lượng Công an và các lực lượngkhác tuần tra, canh gác bảo vệ các mục tiêu được phân công; phát hiện, ngăn chặn,bắt giữ quả tang các đối tượng gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật;
b) Khi xảy ra phá hoại tài sản của nhànước, tập thể và nhân dân: phối hợp với lực lượng Công an bắt giữ bọn chủ mưucầm đầu, quá khích; hỗ trợ Công an giải thoát cán bộ bị khống chế; tuyên truyềnvận động nhân dân; tăng cường lực lượng bảo vệ các mục tiêu được phân công;chốt chặn các đầu mối giao thông quan trọng; tham gia giải tán đám đông tụ tập,lập lại trật tự;
c) Khi xảy ra bạo loạn chính trị: phốihợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thuyết phục, kêu gọi bọn bắt cócđầu hàng; tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân, giải tán biểu tình; hỗtrợ công an bắt giữ bọn chủ mưu cầm đầu, cô lập, bắt giữ bọn khủng bố, phá hoại,giải thoát con tin; chốt chặn các đầu mối giao thông quan trọng; tăng cường lựclượng bảo vệ các mục tiêu được phân công;
d) Khi địch gây bạo loạn có vũ trang:phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn bao vây, cô lập, trấn áp bắtgiữ, tiêu diệt bọn chủ mưu cầm đầu và lực lượng bạo loạn có vũ trang; sẵn sàngphối hợp với các lực lượng tiêu diệt lực lượng vũ trang địch từ bên ngoài hỗtrợ lực lượng bạo loạn trong nội địa.
Điều 33. Hoạt động bảo vệ chủ quyền,an ninh biên giới đất liền
1. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng vàcác lực lượng chức năng của địa phương, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạmbiên giới, lãnh thổ; vượt biên, cư trú, nhập cư trái phép; khai thác trái phéptài nguyên và những hành vi khác xâm phạm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
2. Độc lập hoặc phối hợp với các lựclượng đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển các loại hàng cấm xuất, nhập khẩu quabiên giới; bắt giữ các loại tội phạm xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hộiở khu vực biên giới.
3. Phối hợp với các lực lượng chức năngở khu vực biên giới tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sởchính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng cấp xã biêngiới vững mạnh toàn diện, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thếtrận an ninh nhân dân vững mạnh.
4. Nội dung hoạt động của lực lượngdân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng và lực lượng khác trong bảo vệ chủquyền, an ninh biên giới quốc gia trên đất liền do Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 34. Hoạt động bảo vệ chủ quyền,quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam
1. Báo cáo, thông báo kịp thời cho ngườichỉ huy trực tiếp và các lực lượng có liên quan về các hành vi vi phạm chủquyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo của Việt Nam.
2. Độc lập hoặc phối hợp với các lựclượng của Việt Nam hoạt động trên biển ngăn chặn, xua đuổi, bắt giữ các phươngtiện tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm, khai thác trái phép trên các vùng biển,đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và các hành vi khác gây mất an ninh, trật tự,phá hoại môi trường biển, đảo.
3. Làm nòng cốt cùng các lực lượng kháchoạt động trên biển để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trên cácvùng biển, đảo Việt Nam; chiến đấu, phục vụ chiến đấu; tham gia vận chuyển, tiếptế, cấp cứu, tìm kiếm, cứu nạn và phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trênbiển.
4. Nội dung hoạt động của lực lượngdân quân tự vệ với Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển và các lực lượng khác trong bảovệ chủ quyền, quyền chủ quyền và an ninh, trật tự trên các vùng biển, đảo ViệtNam do Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 35. Hoạt động phòng thủ dânsự, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng
1. Phối hợp với các lực lượng trên địabàn thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng,tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụphòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với lực lượng kiểm lâm,tuyên truyền cho nhân dân địa phương các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệvà phòng, chống cháy rừng; tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về công tác bảovệ, phòng, chống cháy rừng; nắm chắc tình hình về bảo vệ rừng trên địa bàn, traođổi thông tin với lực lượng kiểm lâm và các lực lượng có liên quan; tổ chức lựclượng tuần tra canh gác, kiểm tra, kiểm soát về bảo vệ rừng; diễn tập phòng,chống cháy rừng; tham gia chữa cháy rừng khi xảy ra cháy rừng; tham gia truyquét những tổ chức, cá nhân phá rừng; tham gia cưỡng chế việc thi hành quyếtđịnh xử phạt hành chính và thu hồi diện tích rừng bị chặt phá trái phép.
Điều 36. Trách nhiệm chỉ đạo và bảođảm hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ
1. Trách nhiệm chỉ đạo:
a) Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương;Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự, cơquan quân sự cùng cấp hướng dẫn cấp dưới thuộc quyền lập các kế hoạch hoạt độngcủa dân quân tự vệ; hàng năm và từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng dân quân tựvệ được giao để chỉ đạo việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, BanChỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch hoạt động của lực lượngdân quân tự vệ thuộc quyền, tổ chức thông qua trước khi báo cáo người chỉ huycơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện phê chuẩn; thường xuyên theo dõi, nắm chắckết quả hoạt động của dân quân tự vệ để quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong mọi tình huống.
2. Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở cơ sở cótrách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý để bảo đảm cho hoạtđộng của lực lượng dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động của dânquân tự vệ theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNGDÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 37. Phụ cấp trách nhiệm quảnlý, chỉ huy đơn vị
1. Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý,chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ được tính theo tháng, bằng hệ số mức lương tối thiểuchung của cán bộ công chức, quy định cụ thể như sau:
a) Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng:0,10;
b) Trung đội trưởng, Thôn đội trưởng:0,12;
c) Trung đội trưởng dân quân cơ động:0,20;
d) Đại đội phó, Chính trị viên phó đạiđội, Hải đội phó, Chính trị viên phó hải đội: 0,15;
đ) Đại đội trưởng, Chính trị viên đạiđội, Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội: 0,20;
e) Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phótiểu đoàn, Hải đoàn phó, Chính trị viên phó hải đoàn: 0,21;
g) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viêntiểu đoàn, Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn: 0,22;
h) Chỉ huy phó, Chính trị viên Phó BanChỉ huy quân sự cấp xã: 0,22;
i) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên BanChỉ huy quân sự cấp xã: 0,24;
k) Chỉ huy phó, Chính trị viên phó BanChỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 0,22;
l) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên BanChỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 0,24;
m) Chỉ huy phó, Chính trị viên phó BanChỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương: 0,24;
n) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên BanChỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương: 0,25.
2. Thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệmtính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụđó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụcấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấpchức vụ của tháng đó.
3. Trường hợp thay đổi chức vụ, nếugiữ chức vụ mới từ 15 ngày trở lên thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ mới cả tháng,nếu giữ chức vụ mới dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng mức phụ cấp củachức vụ liền kề trước đó.
4. Thời gian chi trả phụ cấp trách nhiệmdo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người đứng đầu Bộ, ngành trung ương quyđịnh
Điều 38. Chế độ phụ cấp, trợ cấp,tiền ăn, công tác phí, bảo hiểm của Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã,Thôn đội trưởng
1. Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấpxã được hưởng:
a) Chế độ phụ cấp hàng tháng được hưởnghệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức;
b) Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội trongthời gian giữ chức vụ Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã từ nguồn ngân sáchđịa phương;
c) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đàotạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộbinh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Chế độ công tác phí được áp dụngnhư công chức cấp xã;
đ) Trợ cấp một lần trong trường hợpcó thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, nếu nghỉ việc có lý do chínhđáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 thángmức bình quân phụ cấp hiện hưởng.
2. Thôn đội trưởng được hưởng chế độphụ cấp hàng tháng không thấp hơn hệ số 0,5 mức lương tối thiểu chung của cánbộ công chức.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hàng tháng và mức hỗtrợ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều này.
Điều 39. Chế độ phụ cấp thâmniên
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chínhtrị viên phó, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liêntục từ đủ 60 tháng trở lên tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ đến khithôi giữ chức vụ đó được hưởng phụ cấp thâm niên, mỗi năm công tác bằng 1%lương và phụ cấp hiện hưởng.
Điều 40. Chế độ phụ cấp đặc thù quốcphòng, quân sự
1. Đối tượng áp dụng: Chỉ huy phó BanChỉ huy quân sự cấp xã (trừ Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã được bốtrí theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP), Trung đội trưởng dânquân cơ động.
2. Mức hưởng phụ cấp bằng 50% mức phụcấp hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, thâm niên (nếu có), tính từ tháng có quyếtđịnh bổ nhiệm đến khi thôi giữ chức.
Điều 41. Chế độ, chính sách đối vớidân quân tự vệ biển tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùngbiển, đảo
Dân quân tự vệ biển trong thời gianlàm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển, đảo của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định huy động của cấp có thẩm quyềnquy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 44 Luật Dân quân tự vệ được hưởng cácchế độ, chính sách sau:
1. Đối với tự vệ:
a) Được trả nguyên lương, các khoảnphụ cấp khác theo quy định và được hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngàythực tế huy động; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn bằng 0,1 tháng lương tối thiểuchung mỗi người mỗi ngày;
b) Nếu mức thực tế thấp hơn quy địnhtại khoản 2 thì được áp dụng khoản 2 Điều này để tính cho tự vệ.
2. Đối với dân quân:
Được trợ cấp ngày công lao động, mứctrợ cấp bằng hệ số 0,25 mức lương tối thiểu chung; được hưởng tiêu chuẩn tiềnăn bằng 0,1 tháng lương tối thiểu chung mỗi người mỗi ngày. Đối với thuyền trưởngvà máy trưởng còn được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm bằng 0,08tháng lương tối thiểu chung mỗi người mỗi ngày.
Điều 42. Chế độ, chính sách đối vớidân quân tự vệ khi thực hiện nhiệm vụ chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khibị ốm, chết
1. Trường hợp cán bộ chiến sỹ dân quântự vệ bị ốm theo quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Dân quân tự vệ được khámbệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnhnhư đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp do Ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định, thời gian hưởng chi phí chữa bệnh, trợ cấp tiềnăn tối đa không quá 30 ngày cho một lần chữa bệnh.
2. Trường hợp bị chết, gia đình hoặcngười tổ chức mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 tháng lương tối thiểuchung.
3. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp khi dân quântự vệ bị ốm, chết do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nơi quản lý cán bộ, chiến sỹdân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Ủy ban nhândân cấp huyện xem xét quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị trợ cấp của dân quânhoặc gia đình dân quân (nếu bị chết) phải có ý kiến của Ban Chỉ huy quân sự cấpxã, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, thẩm định của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;đơn đề nghị trợ cấp của tự vệ hoặc gia đình tự vệ (nếu bị chết) phải có ý kiếncủa Ban Chỉ huy quân sự và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủdoanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp, thẩm định củaBan Chỉ huy quân sự cấp huyện.
b) Giấy xuất viện, đơn thuốc, hóa đơnthu tiền, phiếu xét nghiệm các loại;
c) Giấy chứng tử.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiệnchi trả trợ cấp, tiền mai táng phí theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp huyện.
Điều 43. Chế độ, chính sách đối vớidân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn trong khi làmnhiệm vụ hoặc tai nạn rủi ro
1. Trường hợp được hưởng:
a) Bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụquy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ tại nơi làm việc;
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khithực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền;
c) Bị tai nạn trên đường từ nơi ở đếnnơi huấn luyện, làm nhiệm vụ và từ nơi huấn luyện, làm nhiệm vụ về đến nơi ở;
d) Trường hợp tai nạn rủi ro trong thờigian thực hiện nhiệm vụ.
2. Dân quân tự vệ được hưởng:
a) Được thanh toán các khoản chi phíy tế trong thời gian vận chuyển, sơ cứu, cấp cứu, điều trị thương tật, kể cảtrường hợp tái phát cho đến khi xuất viện; được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp doỦy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, thời gian hưởng không quá 30 ngày cho một lầnbị tai nạn;
b) Được Ban Chỉ huy quân sự cấp huyệngiới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; nếu bịsuy giảm từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất bằng 12 thánglương tối thiểu chung, nếu bị suy giảm từ 21% đến dưới 81% thì cứ 1% tăng thêmđược hưởng thêm 0,4 tháng lương tối thiểu chung; nếu bị suy giảm từ 81% trở lênthì được trợ cấp một lần ít nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu chung;
c) Nếu bị chết thì gia đình dân quântự vệ được trợ cấp tiền tuất ít nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu chung; ngườitổ chức mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
d) Dân quân tự vệ bị tai nạn trong khithực hiện nhiệm vụ làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng,biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiếncho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãitheo quy định của pháp luật đối với người tàn tật.
Điều 44. Chế độ trợ cấp đối với dânquân tự vệ tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn
1. Dân quân tự vệ có tham gia bảo hiểmxã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định củapháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Kinh phí chi trả các chế độ khi bịtai nạn do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Điều 45. Thủ tục, hồ sơ và kinh phítrợ cấp tai nạn
1. Khi xảy ra tai nạn, Ban Chỉ huy quânsự nơi tổ chức huấn luyện hoặc cấp có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làmnhiệm vụ có trách nhiệm kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tainạn, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
2. Thủ tục hồ sơ trợ cấp tai nạn doBan Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quản lý dân quân tự vệ thụ lý, báo cáo Bộ chỉhuy quân sự trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
a) Biên bản điều tra tai nạn do BanChỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huyquân sự Bộ, ngành trung ương lập hoặc cơ quan Công an lập trong trường hợp bịtai nạn trên đường đi và về. Biên bản phải ghi diễn biến vụ tai nạn, thương tíchnạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của đại diệnđơn vị dân quân tự vệ. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi và về, thìbiên bản phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn;
b) Biên bản giám định y khoa;
c) Giấy chứng tử;
d) Báo cáo thẩm định của Ban Chỉ huyquân sự cấp huyện; công văn đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
3. Kinh phí trợ cấp:
a) Việc trợ cấp được thực hiện từnglần, tai nạn xảy ra lần nào thì thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụtai nạn xảy ra trước đó;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan,tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phítheo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 46. Chế độ báo, tạp chí
1. Hàng ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấpxã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngànhTrung ương, đơn vị dân quân thường trực được cấp 01 số báo Quân đội nhân dân doBộ, ngành trung ương và địa phương bảo đảm.
2. Hàng tháng, Ban Chỉ huy quân sự cấpxã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngànhtrung ương được cấp 01 số Tạp chí Dân quân tự vệ - Giáo dục quốc phòng do BộQuốc phòng bảo đảm.
Điều 47. Nguồn kinh phí
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sáchtrung ương, ngân sách địa phương cấp tỉnh, ngân sách địa phương cấp huyện, ngânsách địa phương cấp xã được phân bổ dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước. Các xã biên giới, xã đảo được ngân sách trung ương hỗ trợ hàngnăm, nơi tổ chức dân quân thường trực do ngân sách trung ương hỗ trợ; trườnghợp địa phương có nguồn thu thấp, khó khăn bố trí kinh phí thì được ngân sáchtrung ương hỗ trợ trong các nhiệm vụ đột xuất.
2. Doanh nghiệp đã tổ chức đơn vị tựvệ có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức, huấn luyện và hoạtđộng của lực lượng tự vệ. Doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ có trách nhiệm bảođảm kinh phí cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham giadân quân ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. Khoản kinh phí này được tínhvào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
3. Quỹ quốc phòng – an ninh và các nguồnthu hợp pháp khác.
Điều 48. Quỹ quốc phòng – anninh
1. Quỹ quốc phòng – an ninh được lậpở cấp xã, do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyệnđóng góp để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ vàcác hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Việcđóng góp, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh thực hiện theo nguyên tắccông bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốcphòng, quân sự địa phương Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức đóng gópquỹ quốc phòng – an ninh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế thu, quảnlý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả,thiết thực.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực và tổ chức thihành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 20 tháng 7 năm 2010.
2. Bãi bỏ Nghị định số 184/2004/NĐ-CPngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháplệnh Dân quân tự vệ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC
QUY ĐỊNHKIỂU DÁNG, MÀU SẮC, CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRANG PHỤC, SAO MŨ DÂN QUÂNTỰ VỆ NÒNG CỐT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chínhphủ)
I. TRANG PHỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ NÒNGCỐT GỒM:
1. Mũ mềm.
2. Mũ cứng.
3. Quần, áo thu đông cán bộ dân quântự vệ nam, nữ.
4. Quần, áo xuân hè cán bộ dân quântự vệ nam, nữ.
5. Quần, áo chiến sỹ dân quân tự vệnam, nữ.
6. Áo ấm.
7. Caravat.
8. Sao mũ dân quân tự vệ.
9. Quần, áo đi mưa.
10. Bít tất.
11. Dây lưng nhỏ.
12. Giầy da cán bộ dân quân tự vệ nam,nữ.
13. Giầy vải cán bộ, chiến sỹ dân quântự vệ.
II. QUẦN, ÁO CÁN BỘ DÂN QUÂN TỰ VỆNAM
1. Quần, áo thu đông
a) Áo khoác ngoài kiểu dài tay; cổ bẻ,ve chữ V; thân trước có 4 túi ốp nổi giữa túi có đố nổi, đáy túi vát góc, nắptúi bằng vát góc, khuy túi trên đường kính 18 mm, khuy túi dưới đường kính 22mm; nẹp áo cài 4 khuy đường kính 22 mm; thân sau có sống sẻ dưới; vai áo có bậtvai; tay áo có bác lật ra ngoài, tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quân tự vệ;
b) Áo mặc trong kiểu sơ mi chít gấu,dài tay, cổ đứng; ngực có 2 túi ốp nổi, giữa có đố, đáy túi vát góc, nắp vuôngvát góc; nẹp áo cài 5 cúc và 1 cúc chân cổ; vai áo có bật vai; đai áo mở cạnh,cài cúc phía bên sườn, thùa 2 khuyết ngang; thân sau có cầu vai xếp 2 ly; tayáo có thép tay và măng séc vát góc; cúc áo bằng nhựa chịu nhiệt đường kính 11mm cùng màu áo;
c) Quần: Kiểu quần âu dài, thân trướccó hai túi chéo, có hai ly lật về phía sườn; thân sau có chiết ly, có 1 túi hậucài nhồi khuy; cửa quần mở suốt cài cúc; 2 đầu cạp vát cài cúc; có 6 dây vắtxăng cài dây lưng.
2. Quần, áo xuân hè
a) Áo xuân hè kiểu 1: là ký giả ngắntay, cổ bẻ, ve chữ V; thân trước có 4 túi ốp nổi, giữa túi có đố nổi, đáy túivát góc, nẹp áo cài 4 cúc, cúc túi trên đường kính 18 mm, cúc túi dưới và cúcnẹp áo đường kính 22 mm; thân sau có sống sẻ dưới; vai áo có bật vai; tay áo cóđáp lật ra ngoài, tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quân tự vệ;
b) Áo xuân hè kiểu 2: là kiểu sơ michít gấu, ngắn tay, cổ đứng; ngực có 2 túi ốp nổi, giữa có đố, đáy túi vát góc,nắp vuông vát góc; nẹp áo cài 5 cúc và 1 cúc chân cổ; vai áo có bật vai; đai áomở cạnh, cài cúc phía bên sườn, thùa 2 khuyết ngang; thân sau có cầu vai xếp 2 ly;tay áo có thép tay và măng séc vát góc; cúc áo bằng nhựa chịu nhiệt đường kính11 mm cùng màu áo; tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quân tự vệ.
3. Màu sắc
a) Quần, áo thu đông và quần, áo xuânhè kiểu 1, 2 cán bộ dân quân tự vệ nam màu xanh Cô Ban sẫm (Pantone 19-5217);
b) Áo mặc trong thu đông màu ghi(Pantone 16-0713).
4. Chất liệu
a) Áo khoác ngoài thu đông, quần thuđông và quần, áo xuân hè của cán bộ dân quân tự vệ nam bằng vải Gabađin pêcô (tỷlệ pha 65% polyes/ 35% sợi bông);
b) Áo mặc trong thu đông bằng vải Pôpơlinpêvi (tỷ lệ pha 65% polyes/35% visco)
III. QUẦN, ÁO CÁN BỘ DÂN QUÂN TỰVỆ NỮ
1. Quần, áo thu đông
a) Áo khoác ngoài kiểu ký giả dàitay; cổ bẻ, ve chữ V; hai túi ốp nổi dưới thân trước, giữa túi có đố nổi, đáytúi vát góc, nắp túi bằng vát góc, cài khuy đường kính 22 mm, nẹp áo cài 4 khuyđường kính 22 mm; thân trước có chiết ngực, chiết vai, thân sau có sống sẻ dưới;vai áo có bật vai; tay dài hai mang có bác lật ra ngoài, tay áo bên trái có gắnphù hiệu dân quân tự vệ;
b) Áo mặc trong kiểu dáng như áo chítgấu dài tay cán bộ nam được quy định tại điểm b, khoản 1 phần II của Phụ lụcnày, nhưng thân trước có chiết vai, cầu vai thân sau không xếp ly, đai áo thùa1 khuyết ngang;
c) Quần: Kiểu quần âu dài có hai túidọc; cửa quần mở suốt kéo khóa Pecmơtuya; thân trước xếp 1 ly lật về phía sườn,thân sau chiết 1 ly, không túi sau; cạp quần đầu nhọn đính cúc có 6 dây vắtxăng để cài dây lưng.
2. Quần, áo xuân hè
a) Áo kiểu ký giả ngắn tay; cổ bẻ, vechữ V; hai túi ốp nổi dưới thân trước, giữa túi có xúp, đáy túi vát góc, nắp túicó sòi nhọn cài khuy đường kính 22 mm, nẹp áo cài 4 khuy đường kính 22 mm; thântrước có chiết ngực, chiết vai, thân sau có sống sẻ dưới; vai áo có bật vai;tay áo có bác lật ra ngoài, tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quân tự vệ;
b) Quần: Như quần thu đông được quyđịnh tại điểm c khoản 1 phần III Phụ lục của Nghị định này.
3. Màu sắc, chất liệu vải: như quần,áo cán bộ dân quân tự vệ nam được quy định tại khoản 3 và khoản 4 phần II Phụlục của Nghị định này.
IV. QUẦN, ÁO CHIẾN SỸ DÂN QUÂN TỰVỆ
1. Quần, áo chiến sỹ nam
a) Áo kiểu sơ mi chít gấu, dài tay,cổ đứng; cổ tay áo có măng séc vát góc cài khuy; nẹp áo có 5 khuy cài đường kính15 mm; hai túi trên nắp nổi bằng, vát góc có khuy cài ở giữa, có đố thẳng ởgiữa; vai áo có bật vai; tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quân tự vệ.
b) Quần: kiểu quần âu dài, có hai túidọc chéo; cửa quần mở suốt cài cúc; thân trước xếp 1 ly lật về phía sườn, thânsau chiết 1 ly; một túi hậu cơi; cạp quần 2 đầu nhọn cài cúc, có 6 dây vắt xăngcài dây lưng.
2. Quần, áo chiến sỹ nữ
a) Áo kiểu dài tay, cổ bẻ, ve chữ V,thân buông; hai túi ốp nổi dưới thân trước, giữa túi có đố, đáy túi vát góc, nắptúi có sòi nhọn cài khuy đường kính 22 mm; nẹp áo cài 5 khuy đường kính 22 mm;thân trước có chiết ngực, chiết vai; thân sau có sống không sẻ; vai áo có bậtvai; tay áo có măng séc vát cài khuy, tay áo bên trái có gắn phù hiệu dân quântự vệ;
b) Quần: Như quần của cán bộ dân quântự vệ nữ được quy định tại điểm c khoản 1 phần II Phụ lục này.
3. Màu sắc: Quần, áo chiến sỹ dân quântự vệ nam và nữ màu xanh Cô Ban sẫm (Pantone 19-5217).
4. Chất liệu
Quần, áo chiến sỹ dân quân tự vệnam và nữ bằng vải Gabađin pêcô (tỷ lệ pha 65% polyes/35% sợi bông).
V. CARAVAT
Caravat của cán bộ dân quân tự vệ nam,nữ kiểu thắt sẵn, cài bằng móc; phần thân caravat ép mex, phần đuôi có lót 1/4thân bằng vải chính; củ ấu cổ dựng bằng nhựa PVC dày 0,5 mm; Caravat bằng vảiGabađin pêcô màu xanh Cô Ban sẫm.
VI. MŨ
1. Mũ cứng: Như mũ cứng của Quân độinhân dân Việt Nam
2. Mũ mềm: Kiểu mũ 3 múi, lưỡi traidài, hai bên có lỗ để thoát khí, trước có lỗ để gắn sao mũ, sau có khóa tăng giảm.
3. Mũ cứng, mũ mềm màu xanh Cô Ban sẫm.
VII. GIẦY
1. Giầy cán bộ
a) Giầy da cán bộ dân quân tự vệ namthấp cổ màu đen, buộc dây, có bo ngang kiểu Oxpord; mũi giầy tròn bằng da bòNappa, lót vải bạt chuyên dùng; có 4 lỗ luồn dây; lót bên trong bằng da màu vàngnhạt; đế bằng cao su đúc định hình liền diễu gót, mặt đế có hoa chống trơn,liên kết với thân giầy bằng keo tổng hợp, khâu hút phần mũi, đóng đinh phần gót;
b) Giầy da cán bộ dân quân tự vệ nữthấp cổ màu đen, buộc dây, làm bằng chất liệu TPR, kiểu mũi vuông không bo ngang,lót vải bạt chuyên dùng; có 4 lỗ luồn dây; lót bên trong bằng da màu vàng nhạt;đế bằng cao su đúc định hình liền diễu gót, mặt đế có hoa chống trơn, gót cao5cm liên kết với thân giầy bằng keo tổng hợp, khâu hút phần mũi, đóng đinh phầngót;
c) Giầy vải cán bộ dân quân tự vệ thấpcổ buộc dây, thân giầy bằng vải bạt chuyên dùng màu xanh Cô Ban sẫm, có 6 lỗthoát nước; mũi giầy bọc cao su; đế giầy bằng cao su đúc định hình liền diễu gót,mặt đế có hoa chống trơn.
2. Giày vải chiến sỹ dân quân tự vệ
Giầy vải cao cổ buộc dây, thân giầybằng vải bạt chuyên dùng màu xanh Cô Ban, có 6 lỗ thoát nước; mũi giầy bọc cao su;đế giầy bằng cao su đúc định hình liền diễu gót, mặt đế có hoa chống trơn.
VIII. BÍT TẤT
Dệt bằng sợi tổng hợp, màu xanh Cô Bansẫm.
IX. DÂY LƯNG NHỎ
Làm bằng da thuộc, một mặt nhẵn màunâu thẫm, bản rộng 33 mm, khi sử dụng đầy dây thừa luồn bên ngoài; khóa bằng kimloại màu vàng, dây hãm vô cấp, mặt khóa ở giữa có dập nổi ngôi sao năm cánhtrong hình vuông, 1 cánh sao và góc hình vuông quay lên trên.
X. ÁO ẤM
Như áo ấm kiểu K82 của chiến sĩ Quânđội nhân dân Việt Nam, màu xanh Cô Ban sẫm; chất liệu bằng vải Pêcô.
XI. QUẦN, ÁO ĐI MƯA
1. Quần, áo đi mưa của cán bộ dân quântự vệ: như kiểu quần, áo đi mưa của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, màuxanh Cô Ban sẫm;
2. Áo đi mưa chiến sỹ dân quân tự vệ:như kiểu áo đi mưa của chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam, màu xanh Cô ban sẫm.
XII. SAO MŨ DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Sao mũ dân quân tự vệ hình vuông,ở giữa có ngôi sao nổi màu vàng có tia ra xung quanh; hai bên có hai bông lúanổi màu vàng bao quanh ngôi sao, dưới hai bông lúa có hình bánh xe răng nổi màuvàng, có chữ DQTV (dân quân tự vệ) màu đỏ; nền sao mũ đỏ tươi, viền ngoài saomũ màu vàng.
2. Sao mũ dân quân tự vệ gồm:
a) Sao mũ cứng: Cạnh hình vuông dài3,3 cm, viền ngoài sao mũ rộng 0,1 cm, khoảng cách hai đỉnh cánh ngôi sau đốinhau 2,3 cm;
b) Sao mũ mềm: Cạnh hình vuông dài 2,7cm, viền ngoài sao mũ rộng 0,08 cm, khoảng cách hai đỉnh cánh ngôi sao đối nhau1,5 cm.
XIII. QUẢN LÝ TRANG PHỤC, SAO MŨ
1. Cán bộ chiến sỹ dân quân tự vệ nòngcốt được cấp phát trang phục, sao mũ, theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 21 Nghịđịnh quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều Luật Dân quân tự vệ.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, BanChỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, tổ chức may đo cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tựvệ thuộc quyền.
3. Các cơ sở may có đủ năng lực sảnxuất và bảo đảm vải đúng màu sắc, chất liệu theo mẫu và đáp ứng các yêu cầu củacơ quan, đơn vị được tổ chức may theo quy định thì được may trang phục dân quântự vệ.
4. Bộ Quốc phòng hướng dẫn mẫu kiểudáng, màu sắc, chất liệu trang phục, sao mũ và bảo đảm sao mũ, phù hiệu tay áo dânquân tự vệ nòng cốt.
5. Nghiêm cấm việc sản xuất, tàng trữ,sử dụng, mua bán lưu hành trái phép các loại trang phục, sao mũ; Bộ Quốc phòng,các quân khu, Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quy định này; mọi hành vi làm trái với quyđịnh này sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật.
XIV. SỬ DỤNG TRANG PHỤC, SAO MŨ
1. Quần áo thu đông cán bộ và áo ấmdùng chung được cấp phát cho dân quân tự vệ các tỉnh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trởra phía Bắc và 5 tỉnh Tây nguyên.
2. Áo xuân hè kiểu 2 cán bộ dân quântự vệ nam dùng cho các tỉnh còn lại.
3. Khi sinh hoạt, học tập chính trị,huấn luyện quân sự, hội thi, hội thao, diễn tập, tuần tra canh gác và làm cácnhiệm vụ khác theo Điều 8 Luật Dân quân tự vệ cán bộ chiến sỹ dân quân tự vệnòng cốt phải mặc trang phục thống nhất theo quy định tại Phụ lục của Nghị địnhnày; trừ trường hợp đặc biệt khi hoạt động phải mặc trang phục khác do cấp cóthẩm quyền quy định./.